Địa điểm Hà Nội

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.

Hà Nội:

Diễn biễn lịch sử:

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.


Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long-Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau được chép trong sử sách Nhà nước Việt Nam: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Thăng Long, Hà Nội.

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành.

Một số video về Hà Nội

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Trận Tốt Động – Chúc Động (1426 - 1426)

  • 2 thg 12, 2
  • 402

Trận Tốt Động – Chúc Động là trận đánh vào cuối năm năm1426, giữa nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội). Đây là một trong những điển hình rực rỡ về quyết tâm tiêu diệt địch, về tinh thần chiến đấu dũng cảm và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Lam Sơn. Trận này được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm; Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Trận Chi Lăng – Xương Giang (1427 - 1427)

  • 2 thg 12, 2
  • 402

Trận Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh nhằm tiêu diệt quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn trên địa bàn từ Chi Lăng đến Xương Giang (113 km), kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh.

Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (1789 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 568

Năm 1787 vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Năm 1788, 29 quân Thanh ồ ạt tiến vào miền bắc nước ta. Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc

Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

  • 2 thg 12, 2
  • 794

Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Việt Nam hết sức suy đốn trì trệ. Các nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ, sự tham nhũng của nhiều quan lại, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt; nạn bão lụt, hạn hán, ôn dịch và vỡ đê xảy ra liên miên. Tất cả đã đẩy người dân lao động xuống tận đáy khốn cùng. Do vậy khoảng thời gian từ 1847 đến 1862, tức trước khi vua Tự Đức ký Hòa ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, đã có hơn 40 cuộc nổi dậy chống nghèo đói và áp bức, trong đó có cuộc nổi dậy Cao Bá Quát (1854-1856) ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) là tiêu biểu nhất. Khởi nghĩa Cao Bá Quát cuộc nổi dậy của nông dân dưới triều Tự Đức, thủ lĩnh là Cao Bá Quát. Ông đã tập hợp nghĩa quân nổi dậy ở Mỹ Lương (nay thuộc Mỹ Đức và Chương Mỹ, Hà Tây), tự mình làm quân sư, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ

Thành lập Việt Nam nghĩa đoàn (1925 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 301

Việt Nam Nghĩa Đoàn là tổ chức của một nhóm 17 người mà nòng cốt là những sinh viên yêu nước của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (trong đó có Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai…) được thành lập ngày 25-1-1925, tức ngày mùng Một Tết năm Ất Sửu, sau một cuộc họp tại nhà số 4 đường Giôrêghiberi (Jauréguiberry, nay là phố Quang Trung, Hà Nội).

Thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên (1929 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 483

Cuối tháng 3-1929, nhóm những người tích cực trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ nhận thấy sự bức thiết phải thành lập một tổ chức cộng sản trong khi Tổng bộ ở nước ngoài còn chưa đặt vấn đề đó ra, nên quyết định thành lập Chi Bộ Cộng sản đầu tiên. Tổ chức này gồm 7 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Dương Hạc Đính, Kim Tôn, Đỗ Ngọc Du. Tại cuộc họp thành lập ở nhà D 5 Hàm Long (Hà Nội), nhóm cộng sản này đã đặt ra nhiệm vụ sẽ chỉ đạo sự chuyển hướng của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ thành tổ chức cộng sản và đưa vấn đề này ra kiến nghị trước đại Hội của Tổng bộ sắp được triệu tập.

Phong trào “Đón Gôđa” (1937 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải cử một phái đoàn do Giuyxtanh Gôđa (Justin Godart) dẫn đầu sang Đông Dương để điều tra tình hình.

Thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 234

Sau khi đã chiếm xong sáu tỉnh Nam Kỳ (6 /1867), thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Việc đánh ra miền Bắc chiếm Hà nội bắt đầu được diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 1873.

Trận Cầu Giấy (Hà Nội) PGacniê bị giết (1873 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 260

Theo lệnh của Hoàng Tá Viêm, Thống đốc quân thứ Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) và của Tôn Thất Thuyết, Tham tán quân thứ Tam Tuyên, Lưu Vĩnh Phúc đem quân đến mai phục ở khu Cầu Giấy cách thành Hà Nội hơn 2km và cho một nhóm đến sát thành Hà Nội khiêu chiến. Bấy giờ Phrăngxi Gacniê đang hội đàm buổi thứ hai với phái đoàn của Trần Đình Túc ở trong thành. Thấy bên ngoài thành có động, Phrăngxi Gacniê bỏ họp, đem quân ra ngoài thành nghênh chiến rồi bị phục kích. Thiếu tá hải quân Phrăngxi Gacniê cùng một số sĩ quan thực dân bị giết chết tại trận. Tàn quân của Phrăngxi Gacniê rút vào trong thành cố thủ.

HRiver đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Diệu tuẫn tiết (1882 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 187

Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ. Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, năm 1880. Ngay khi tới Hà Nội Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp.

Nhân dân làng xã ven Hải Phòng nổi dậy chống Pháp (1883 - 1883)

  • 2 thg 12, 2
  • 140

Nhân dân các làng xã ven Hải Phòng nổi dậy chống đánh Pháp và bọn theo đạo làm tay sai cho Pháp. Nhiều đội nghĩa quân được thành lập. Nhiều trận phục kích, tấn công địch đã diễn ra trên tuyến đường thủy, bộ từ Hải Phòng đi Hải Dương. Tỉnh thành Hải Dương bị nghĩa quân vây trong nhiều ngày; đường trong tỉnh bị phong tỏa và dựng chướng ngại vật ở nhiều đọan; ngót 200 lá cờ của quân công thành mọc lên khắp nơi, từ trong thành, trên mặt thành, cho đến các đường phố ngoài thành. Ngày 19-11-1883, viện binh Pháp đến vây thành, nghĩa quân rút lui bảo toàn lực lượng. Tướng Cuốcbê (Courbet) ra lệnh giới nghiêm các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Yên, Nam Định, Ninh Bình, tập trung quyền lực vào tay bọn sĩ quan quân sự để được độc lập hành động đàn áp phong trào chống Pháp.

Thành lập Hội Văn hóa cứu quốc (1943 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 131

Dưới ánh sáng của bảng Đề cương Văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc được thành lập tại Hà Nội theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) đã đặt ra: “Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn vào hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc chống lại văn hóa phát xít thụt lùi. Ở những đô thị văn hóa như Hà Nội, Sài Gòn, Huế v.v…phải gây ra những tổ chức văn hóa cứu quốc và phải dùng những hình thức công khai hay bán công khai đặng đoàn kết các nhà văn hóa và trí thức…”.

Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 175

16 giờ ngày 9-3, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. 18 giờ, Đại sứ Matsumôtô đến ký hiệp ước và đến 19 giờ trao cho Toàn quyền Đông Dương Đờcu một tối hậu thư với nội dung buộc Pháp phải hợp tác chặt chẽ với Nhật trong việc phòng thủ Đông Dương trước nguy cơ quân đội Anh, Mỹ đổ bộ, do đó Nhật buộc Pháp phải đặt toàn bộ lực lượng vũ trang, các cơ sở hậu cần dưới quyền chỉ huy của Nhật và tất cả các quan chức Pháp phải phục tùng sự chỉ huy của Nhật. Tối hậu thư buộc Toàn quyền Đông Dương phải trả lời trước 21 giờ. Phía Pháp xin hoãn thời gian trả lời lấy lý do là phải hỏi ý kiến Bộ tư lệnh quân Pháp đóng ở Hà Nội. Phía Nhật coi đó là hành động bác bỏ tối hậu thư và 21 giờ 20, Nhật hạ lệnh tấn công Pháp. Hầu như không gặp phải một sự kháng cự đáng kể nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp.

Hội nghị Ban thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 271

Nhận thấy trước mâu thuẫn Nhật – Pháp tất yếu sẽ dẫn đến hành động quyết liệt hất cẳng nhau và căn cứ vào thái độ chuẩn bị đảo chính của phát xít Nhật, tối ngày 9-3-1945, Ban Thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng được triệu tập khẩn cấp họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dưới sự chủ tọa của Tổng Bí thư Trường Chinh.

Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và các vùng lân cận (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 424

Tổng khởi nghĩa Hà Nội 1945 là sự kiện nhân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và chính phủ Đế quốc Việt Nam vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng mở đầu cho Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 160

Tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 126

Cách mạng tháng tám thành công, Trung Ương Đảng phái đồng chí Lê Đức Thọ lên chiến khu đón chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xả Phú Thượng, Từ Liêm. Sau đó Người về ở nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Tại cuộc họp của chính phủ lâm thời, theo đề nghị của Người một chính phủ thống nhất toàn quốc thể hiện ở chính sách đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ tiến bộ được thành lập.

Ký Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 287

Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt là một hiệp định được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của cả hai bên nhằm mưu đồ lợi ích riêng. Thực hiện chủ trương tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, chính phủ Việt Nam đã ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ tại ngôi nhà số 2 phố Lê Lai, Hà Nội.

Toàn quốc kháng chiến (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 145

Sáng 19-12, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đại diện cho các mặt trận và các chiến khu: “Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác bức tối hậu thư ấy. Như vậy, chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương : “Tất cả sẵn sàng”. Buổi chiều, Tổng chỉ huy Võ Nguyễn Giáp hạ lệnh cho các lực lượng vũ trang : “Giờ chiến đấu đã đến!”.

Khoảng 4000 năm trước :Có văn hóa Phùng Nguyên, đồ đồng xuất hiện (-4000 - ?)

  • 1 thg 11, 2014
  • 80

Văn hóa Phùng Nguyên. Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực sông Hồng đã đạt đến trình độ cao trong kỹ thuật chế tác đồ đá và biết đến nguyên liệu đồng thau. Các di tích thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội và Hải Phòng.

Khoảng 3045 năm trước: Có văn hóa Gò Mun, thuộc Hậu kỳ thời đại đồng thau (-3045 - ?)

  • 1 thg 11, 2014
  • 150

Có văn hóa Đồng Đậu (thuộc xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc) thuộc Trung kỳ thời đại đồng thau ở vào nửa sau thiên niên kỷ thứ IV tr.CN. Đây là giai đoạn kế tiếp sự phát triển cao hơn so với giai đoạn trước. Nếu như ở Phùng Nguyên, con người mới biết đến kỹ thuật luyện kim thì ở Đồng Đậu kỹ thuật luyện kim đã thực sự phát triển. Trong các di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu, hiện vật bằng đồng thau chiếm khoảng 20% số công cụ và vũ khí mới nhiều loại hình phong phú như rìu, mũi lao, mũi tên, lưỡi câu, giũa… Người ta đã để lại dấu vết của các làng nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi, săn bắt, làm đồ gốm và các nghề thủ công khác. Địa bàn phân bố của văn hóa Đồng Đậu đã được phát hiện tại Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…

Chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" (1972 - 1972)

  • 8 thg 5, 2015
  • 15

Ngày 17.12.1972, Mỹ mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng, Chiến dịch mang tên Linebacker II hay còn là chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không". Trong 12 ngày đêm, từ 18.12 đến 29.12.1972, toàn bộ lực lượng 200 máy bay B52 của Mỹ ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á đã không kích Hà Nội gây nên những thiệt hại nặng nề.

Nhân vật liên quan đến địa điểm này

Tô Hiến Thành (1102 - 1179)

  • 2 thg 12, 2
  • 316

Tô Hiến Thành, hiệu là Phi Diên sinh ngày 22 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1102), người làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên (thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ) làm quan tới chức Thái úy đời vua Lý Anh Tông. Ông là bậc trung thần, là người đã giúp vua Lý Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho đất nước được yên, luyện tập binh lính, kén chọn nhân tài giúp nước.

Phan Kế Bính (1875 - 1921)

  • 24 thg 9, 2014
  • 103

Phan Kế Bính quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Năm Bính Ngọ (1906), Phan Kế Bính dự thi Nho học và đỗ Cử nhân, nhưng không ra làm quan, mà ở nhà dạy học. Trong thời gian này, ông công khai hưởng ứng phong trào Duy Tân, nhưng không trực tiếp chỉ đạo. Từ 1907, ông bắt đầu viết báo cho nhiều tờ báo trong nước, trong vai trò là một trợ bút, chủ yếu là dịch thuật, biên khảo sách chữ Hán.

Phan Huy Chú (1782 - 1840)

  • 27 thg 9, 2014
  • 139

Phan Huy Chú sinh tại làng Thụy Khuê (còn gọi là làng Thầy) huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là Thụy Khuê, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) trong một gia đình có truyền thống văn hóa và khoa bảng. Ông nội là tiến sỹ Phan Huy Cận làm quan cấp cao trong triều đình Lê-Trịnh. Thân phụ là tiến sỹ Phan Huy Ích, giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời Tây Sơn. Thân mẫu là bà Ngô Thị Thục, em gái Ngô Thì Nhậm, người được vua Quang Trung giao cho nhiều trọng trách. Như vậy, cả gia đình bên nội và bên ngoại của Phan Huy Chú với hai dòng họ tiêu biểu ở nước ta là Phan Huy và Ngô Thì, có nhiều đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam.

Đặng Công Chất (1621 - 1683)

  • 29 thg 9, 2014
  • 126

Đặng Công Chất là người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nguyên quán của ông là xã Thái Bát, huyện Bất Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) thời vua Lê Thần Tông.

Nguyễn Trực (1417 - 1473)

  • 29 thg 9, 2014
  • 78

Ông không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam mà còn được vua nhà Minh phong tặng là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” trong một lần đi sứ sang Trung Quốc.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4