Sự kiện Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Việt Nam hết sức suy đốn trì trệ. Các nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ, sự tham nhũng của nhiều quan lại, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt; nạn bão lụt, hạn hán, ôn dịch và vỡ đê xảy ra liên miên. Tất cả đã đẩy người dân lao động xuống tận đáy khốn cùng. Do vậy khoảng thời gian từ 1847 đến 1862, tức trước khi vua Tự Đức ký Hòa ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, đã có hơn 40 cuộc nổi dậy chống nghèo đói và áp bức, trong đó có cuộc nổi dậy Cao Bá Quát (1854-1856) ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) là tiêu biểu nhất. Khởi nghĩa Cao Bá Quát cuộc nổi dậy của nông dân dưới triều Tự Đức, thủ lĩnh là Cao Bá Quát. Ông đã tập hợp nghĩa quân nổi dậy ở Mỹ Lương (nay thuộc Mỹ Đức và Chương Mỹ, Hà Tây), tự mình làm quân sư, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ

Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856):

Diễn biễn lịch sử:

Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Việt Nam hết sức suy đốn trì trệ. Các nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ, sự tham nhũng của nhiều quan lại, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt; nạn bão lụt, hạn hán, ôn dịch và vỡ đê xảy ra liên miên. Tất cả đã đẩy người dân lao động xuống tận đáy khốn cùng. Do vậy khoảng thời gian từ 1847 đến 1862, tức trước khi vua Tự Đức ký Hòa ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, đã có hơn 40 cuộc nổi dậy chống nghèo đói và áp bức, trong đó có cuộc nổi dậy Cao Bá Quát (1854-1856) ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) là tiêu biểu nhất. Khởi nghĩa Cao Bá Quát cuộc nổi dậy của nông dân dưới triều Tự Đức, thủ lĩnh là Cao Bá Quát. Ông đã tập hợp nghĩa quân nổi dậy ở Mỹ Lương (nay thuộc Mỹ Đức và Chương Mỹ, Hà Tây), tự mình làm quân sư, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ


Có nhiều tù trưởng người thiểu số tham gia. Lúc này đang có nạn châu chấu cắn lúa, nên trong dân gian còn gọi là "Giặc châu chấu". Nhân lúc ấy, Cao Bá Quát đã đứng lên tập hợp các tầng lớp sĩ phu, các thổ hào thổ mục và nhân dân bí mật chuẩn bị một cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn tại Hà Nội.

Công cuộc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thì bị người tố giác. Kế hoạch bị lộ, khởi nghĩa nổ ra sớm, chỉ diễn ra trong vài tháng. Nghĩa quân đánh chiếm một số huyện lị như Ứng Hoà, Thanh Oai (Hà Tây), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), Tam Dương (Phú Thọ), sau đó bị quân triều đình đánh thua ở các trận Quyền Sơn (Hà Nam), Thạch Bích, Đồng Dương (Hà Tây). Trong trận đánh An Sơn (gần Sơn Tây ngày nay), Cao Bá Quát tử trận. Triều Nguyễn bêu đầu và tru di ba họ ông.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Cao Bá Quát (1809 - 1855)

  • 2 thg 12, 2
  • 206

Cao Bá Quát là nhà thơ, danh sĩ triều Thiệu Trị và Tự Đức, tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, biệt hiệu Mẫn Hiên, quê gốc ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh cũ (nay thuộc xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội), nhưng trú quán ở thôn Đình Ngang, phía Nam thành Thăng Long, một thời gian gia đình dời đến gần chùa Linh Sơn bên cạnh hồ Trúc Bạch. Năm 1831, Cao Bá Quát thi đậu Cử nhân, sau thi Hội bị trượt. Năm 1841, vào Kinh đô Huế giữ chức Hành tẩu Bộ Lễ, sau thăng chức Lang trung. Vào cuối năm 1841, ông được cử đi làm sơ khảo ở Trường thi Hương Thừa Thiên. Cuối năm 1847, vua Tự Đức nghĩ ông là người tài, sai triệu vào Kinh cho làm việc ở Hàn Lâm viện, sưu tầm và xếp đặt văn thư. Trong thời gian làm quan, ông nhiều lần bị trách phạt, giáng chức, thậm chí chịu tù ngục do tính tình thẳng thắn cương trực

Tự Đức (1829 - 1883)

  • 2 thg 12, 2
  • 137

Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức - một vị vua, một nhà thơ hiền lành, thương dân, yêu nước nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần bạc nhược và bi quan.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hà Nội

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9