Sự kiện Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (1789 - ?)

Năm 1787 vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Năm 1788, 29 quân Thanh ồ ạt tiến vào miền bắc nước ta. Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc

Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (1789 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Năm 1787 vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Năm 1788, 29 quân Thanh ồ ạt tiến vào miền bắc nước ta. Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc


Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với 200 voi chiến.

Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Ông hạ lệnh cho quân sĩ ăn Tết Nguyên đán trước và tuyên bố đanh thép: Ngày mùng 7 Tết sẽ đánh vào Thăng Long mở tiệc ăn Tết khai hạ. Sau đó, 5 đạo quân thần tốc tiến ra Thăng Long.

Đêm 30 tháng chạp Mậu Thân tức 25-1-1789: Quân Tây Sơn nhanh chóng vượt bến đò Gián Khẩu (Sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đến đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hạ khí giới đầu hàng.

Sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Dây là đồn quan trọng nhất của địch với hơn 3 vạn quân đóng giữ. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Trưa ngày mùng 5 tết, Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc. Vua Quang Trung dẫn đầu đạo quân chiến thắng, tiến vào Thăng Long trước sự hân hoan đón chào của nhân dân. Nhà vua cho yết bảng an dân, cho quân Thanh ra hàng. Chiến dịch lịch sử đại phá 29 vạn quân Thanh diễn ra nhanh chóng và oanh liệt.

Tài liệu tham khảo:

Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.

www.lichsuvietnam.vn

thanglong.chinhphu.vn

Phim Tây Sơn hào kiệt, hãng phim Lý Huỳnh sản xuất.

vi.wikipedia.org

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Huệ (1753 - 1792)

  • 2 thg 12, 2
  • 238

Nguyễn Huệ còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam trong cuộc nội chiến và cả khi chống giặc ngoại xâm . Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Lê Chiêu Thống (1765 - 1793)

  • 2 thg 12, 2
  • 126

Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của nhà Hậu Lê. Cháu nội vua Lê Hiển Tông, con của thái tử Duy Vĩ, bị Trịnh Sâm giam cầm hơn 10 năm. Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc lần thứ nhất diệt Trịnh, Lê Hiển Tông mất, Lê Chiêu Thống được đưa lên làm vua. Ông ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng giêng năm 1789. Việc ông sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng bị coi đó là hành vi bán nước.

Tuyết

  • 26 thg 2, 2015
  • 35

Đô đốc Tuyết tên thật Nguyễn Văn Tuyết (?-?), người thuộc huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, là danh tướng nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Đô đốc Tuyết là một trong Tây Sơn thất hổ tướng.

Võ Văn Dũng

  • 26 thg 2, 2015
  • 40

Võ Văn Dũng (1750 - 1835) tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, ông là một trong Tây Sơn thất hổ tướng. Võ Văn Dũng là người tinh thông võ nghệ, đặc biệt đao pháp vào hạng bậc thầy. Nguyễn Nhạc từng tán thưởng tài dùng đao của Võ Văn Dũng: "Phá trung sơn giặc dị, thắng Văn Dũng đao nan”, nghĩa là “Phá giặc trong núi thì dễ, thắng được cây đao của Văn Dũng là rất khó"

Lộc

  • 26 thg 2, 2015
  • 33

Sách Địa chí Bình Định ghi chép, Đô đốc Lộc người làng Kỳ Sơn, huyện Tuy Viễn nay thuộc xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1771, ba anh nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dấy binh, Nguyễn Văn Lộc đến tham gia. Với tài năng, võ nghệ hơn người ông được trọng dụng và là một trong Tây Sơn thất hổ tướng.

Lê Văn Hưng

  • 27 thg 2, 2015
  • 38

Lê Văn Hưng là một danh tướng của nhà Tây Sơn. Ông được tôn xưng là một trong Tây Sơn thất hổ tướng. Quê ông ở Kiên Dõng, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thời trẻ, Lê Văn Hưng là người nhanh nhẹn, dũng cảm và sức khỏe “đánh bại 10 trẻ chăn trâu”. Về sau, ông được một vị sư truyền đạt võ nghệ. Ông thường tập hợp bạn bè để đi đánh cướp ở Phú Yên và các huyện xa. Sau đó vì đánh chết một cường hào, Lê Văn Hưng bị tầm nã và đã trốn lên tận An Khê, Bình Định rồi gia nhập Tây Sơn.

Võ Đình Tú (? - 1799)

  • 27 thg 2, 2015
  • 35

Danh tướng nhà Tây Sơn, được người cùng thời liệt vào danh sách Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh sinh trong một gia đình giàu có ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc H.Tây Sơn, tỉnh Bình Định), được một nhà sư dạy binh pháp và võ nghệ từ thuở nhỏ. Ông chẳng những côn quyền xuất chúng, binh pháp tinh thông mà còn có tài bắn cung, nhảy cao, cưỡi ngựa... Đến khi ba anh em nhà Tây Sơn tụ nghĩa, Võ Văn Dũng giới thiệu Võ Đình Tú với Nguyễn Nhạc. Theo Địa chí Bình Định, Võ Đình Tú được Nguyễn Huệ tin yêu như ruột thịt, hay bàn chuyện quân cơ. Có lần, Nguyễn Huệ nói với các tướng: “Đình Tú có tài văn, võ; ngày sau sẽ là bề tôi rường cột”. Còn Bùi Thị Xuân cũng vì quý tài ông mà tặng một lá cờ đào có thêu bốn chữ vàng: "Thiết côn vô địch".

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Thăng Long (1010 - 1831)

  • 14 thg 11, 2014
  • 196

Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng. Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Hà Nội

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.

Nghệ An

  • 14 thg 11, 2014
  • 104

Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, trung tâm hành chính của Nghệ An là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Thời Bắc thuộc, Nghệ An và Hà Tĩnh cùng có tên là Hoan Châu, đến đời nhà Lý, Trần đổi thành Nghệ An châu, có tên là xứ Nghệ vào năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông, rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh . Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5