Sự kiện Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và các vùng lân cận (1945 - ?)

Tổng khởi nghĩa Hà Nội 1945 là sự kiện nhân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và chính phủ Đế quốc Việt Nam vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng mở đầu cho Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và các vùng lân cận (1945 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Tổng khởi nghĩa Hà Nội 1945 là sự kiện nhân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và chính phủ Đế quốc Việt Nam vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng mở đầu cho Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.


Tại Hà Nội, không khí sôi sục khởi nghĩa bắt đầu từ sự kiện Việt Minh biến cuộc biểu tình của Tổng hội viên chức ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim ngày 17-8 thành cuộc biểu dương lực lượng cách mạng của quần chúng. Ngay tối 17-8, Ủy ban Quân sự cách mạng họp mở rộng tại Dịch Vọng (Từ Liêm, Hà Nội), đã phân tích tình hình và quyết định khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19-8.

Ngay từ sáng sớm ngày 19-8-1945, Hà Nội đã đỏ rực màu cờ đỏ sao vàng, một cuộc mít tinh lớn do Việt Minh tổ chức tại Quảng trường Nhà hát lớn đã kết thúc bằng cuộc tuần hành thị uy của quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang chiếm đóng các sở, cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn theo lời kêu gọi của Ủy ban Quân sự cách mạng. Ngày 20-8, Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ và Hà Nội chính thức thành lập.

Tại Thái Bình : Khởi nghĩa tại thị xã đồng thời diễn ra với các huyện Quỳnh Côi, Tiên Hưng, Phụ Dực, giành chính quyền trong ngày 19-8. Các huyện còn lại cũng lần lược nổi dậy. Ngày 25-8, quần chúng mít tinh hoan nghênh Ủy ban Nhân dân cách mạng Thái Bình ra mắt.

Tại Phúc Yên : Ngày 19-8, cùng lúc với thị xã Phúc Yên, các huyện Kim Anh, Đa Phúc nổi dậy giành chính quyền đập tan âm mưu phá hoại của Đại Việt, liên tục đối phó với quân Nhật (20-8) và các đơn vị Quốc dân đảng Trung Hoa (27-8) bảo vệ chính quyền cách mạng…

Ngoài ra khởi nghĩa cũng diễn ra sôi nổi ở các nơi như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Sơn Tây,…

Tài liệu tham khảo:

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hà Nội

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9