Sự kiện Phong trào “Đón Gôđa” (1937 - ?)
Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải cử một phái đoàn do Giuyxtanh Gôđa (Justin Godart) dẫn đầu sang Đông Dương để điều tra tình hình.
Phong trào “Đón Gôđa” (1937 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải cử một phái đoàn do Giuyxtanh Gôđa (Justin Godart) dẫn đầu sang Đông Dương để điều tra tình hình.
Các lực lượng dân chủ và quần chúng lao động Việt Nam đón nhận sự kiện này như một cơ hội để biểu dương lực lượng và đưa ra những yêu sách đòi quyền dân sinh, dân chủ, đồng thời bày tỏ thái độ ủng hộ các chính sách tích cực của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp chống lại chính sách thực dân của bọn phản động thuộc địa. Ở tất cả các nơi Gôđa tới, được sự chỉ đạo của các chiến sĩ cộng sản, quần chúng và các tổ chức dân chủ đã tổ chức các cuộc biểu tình, đưa kiến nghị và hô vang các khẩu hiệu “Ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp”, “Tự do dân chủ”, "Tự do nghiệp đoàn", "Bỏ thuế thân", “Đại xá chính trị phạm"...
Hưởng ứng lời hiệu triệu của Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày 1-1-1937, 5.000 nhân dân Sài Gòn tiến vào bến cảng "đón" G. Gôđa. Từ Sài Gòn, phái đoàn qua Campuchia – Lào, tới Vinh (ngày 29-1), rồi đến Hà Nội (ngày 30-1). Tại Hà Nội, ngày 31-1, Gôđa đã chứng kiến một cuộc biểu tình của 30.000 quần chúng do những người cộng sản trong nhóm Le Travail (Lao động) tổ chức. Tiếp đó, Gôđa đi thăm một số địa phương như Hà Đông, Hòn Gai, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá và trở lại Vinh lần thứ hai (23-2) trong không khí đấu tranh sôi sục của 1.000 công nhân Nhà máy xe lửa Tràng Thi, 3.000 nông dân Nghi Xuân, Can Lộc và đại diện đông đảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống các thủ đoạn đàn áp của chính quyền thực dân, đòi tiếp xúc với Gôđa.
Tại Huế có 20.000 quần chúng với tinh thần kỷ luật cao được sự lãnh đạo của những người cộng sản đã kiên trì chờ đợi ba ngày liền (từ ngày 24 đến ngày 26-2) để gặp Gôđa. Ngày 1-3, Gôđa dừng lại ở Quảng Ngãi, sau đó trở lại Sài Gòn, tiến hành một số chuyến đi tới vùng Hậu Giang. Ngày 13-3, Gôđa trở về Pháp sau một cuộc mít tinh tiễn đưa của hàng ngàn người để trao cho phái đoàn một bản kiến nghị gồm chín điểm nhấn mạnh đến những yêu sách đòi quyền tự do dân chủ của nhân dân Đông Dương. Sự kiện này không chỉ có tác động mạnh mẽ với đại diện của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp mà điều quan trọng hơn là nó làm dấy lên một cao trào đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ trên khắp cả nước.
Tài liệu tham khảo:
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Hồ Chí Minh
- 2 thg 12, 2
- 281
Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định.
Hà Nội
- 2 thg 12, 2
- 124
Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.
Huế
- 2 thg 12, 2
- 96
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo. Có nhiều giả thuyết về lịch sử tên gọi Huế. Trong các tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Theo học giả Thái Văn Kiểm chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa hoặc theo học giả Nguyễn Hy Vọng: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa...
Bài viết phổ biến
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Thế Giới Đá Gà Cúp C1 Đầy Hấp Dẫn
21 thg 11, 2024
Khuyến mãi WIN79 - Cơ hội nhận thưởng lớn cho mọi người chơi
21 thg 11, 2024
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống