Sự kiện Thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên (1929 - ?)

Cuối tháng 3-1929, nhóm những người tích cực trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ nhận thấy sự bức thiết phải thành lập một tổ chức cộng sản trong khi Tổng bộ ở nước ngoài còn chưa đặt vấn đề đó ra, nên quyết định thành lập Chi Bộ Cộng sản đầu tiên. Tổ chức này gồm 7 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Dương Hạc Đính, Kim Tôn, Đỗ Ngọc Du. Tại cuộc họp thành lập ở nhà D 5 Hàm Long (Hà Nội), nhóm cộng sản này đã đặt ra nhiệm vụ sẽ chỉ đạo sự chuyển hướng của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ thành tổ chức cộng sản và đưa vấn đề này ra kiến nghị trước đại Hội của Tổng bộ sắp được triệu tập.

Thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên (1929 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Cuối tháng 3-1929, nhóm những người tích cực trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ nhận thấy sự bức thiết phải thành lập một tổ chức cộng sản trong khi Tổng bộ ở nước ngoài còn chưa đặt vấn đề đó ra, nên quyết định thành lập Chi Bộ Cộng sản đầu tiên. Tổ chức này gồm 7 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Dương Hạc Đính, Kim Tôn, Đỗ Ngọc Du. Tại cuộc họp thành lập ở nhà D 5 Hàm Long (Hà Nội), nhóm cộng sản này đã đặt ra nhiệm vụ sẽ chỉ đạo sự chuyển hướng của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ thành tổ chức cộng sản và đưa vấn đề này ra kiến nghị trước đại Hội của Tổng bộ sắp được triệu tập.


Tại Đại hội Kỳ bộ Bắc Kỳ họp ở Sơn Tây từ 28 đến 29-3-1929, việc thành lập tổ chức cộng sản được nhiệt liệt tán thành và giao cho 4 đảng viên thay mặt Kỳ bộ đi dự Đại hội toàn quốc, cử đảng viên đi các địa phương vận động; đồng thời, Nguyễn Đức Cảnh cùng một số đồng chí khác xúc tiến việc sọan thảo những văn kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Sự kiện này có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển hướng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội thành một chính đảng cộng sản, phù hợp với yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Trịnh Đình Cửu (1906 - 1990)

  • 2 thg 12, 2
  • 152

Trịnh Đình Cửu là một trong 5 đại biểu chính thức của 2 tổ chức cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng) tham gia trong hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Ông là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khi Đảng được thành lập với cương vị Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1930.

Ngô Gia Tự (1908 - 1935)

  • 2 thg 12, 2
  • 101

Ngô Gia Tự là một đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại làng Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Năm 1927, ông tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc, được Kỳ bộ Bắc kỳ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội chỉ định vào Tỉnh bộ Bắc Ninh để gây dựng cơ sở ở địa phương. Năm 1928, Ngô Gia Tự được đưa về hoạt động tại Kỳ bộ Bắc kỳ

Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932)

  • 2 thg 12, 2
  • 163

Nguyễn Đức Cảnh là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam, là Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Lao Động. Ông sinh ngày 2/2/1908 tại thôn Diêm Điền, xã Thái Hà, huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình. Là học sinh trường Thành Chung Nam Định, Nguyễn Đức Cảnh tham gia lãnh đạo thanh niên trong phong trào truy điệu Phan Chu Trinh ở Nam Định. Bị đuổi học, Nguyễn Đức Cảnh lên Hà Nội tìm việc làm và cũng từ đây anh đã tham gia vào tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.

Trần Văn Cung (1906 - 1977)

  • 2 thg 12, 2
  • 105

Trần Văn Cung là bí thư Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại Việt Nam. Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1906 tại làng Kim Khê Trung, tổng Kim Nguyên (nay là xã Nghi Hoa), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Cả nhà đều tham gia cách mạng chống Pháp. Anh cả, ông Trần Văn Tăng, tham gia Đảng Tân Việt từng bị bắt và bị kết án hai năm tù và hai năm quản thúc. Còn các em trai là Trần Văn Quang (thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam) và Trần Văn Bành (đại tá) cũng từng bị bắt giam tại nhà tù Ban Mê Thuột.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hà Nội

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8