Sự kiện Trận Tốt Động – Chúc Động (1426 - 1426)

Trận Tốt Động – Chúc Động là trận đánh vào cuối năm năm1426, giữa nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội). Đây là một trong những điển hình rực rỡ về quyết tâm tiêu diệt địch, về tinh thần chiến đấu dũng cảm và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Lam Sơn. Trận này được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm; Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Trận Tốt Động – Chúc Động (1426 - 1426):

Diễn biễn lịch sử:

Trận Tốt Động – Chúc Động là trận đánh vào cuối năm năm1426, giữa nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội). Đây là một trong những điển hình rực rỡ về quyết tâm tiêu diệt địch, về tinh thần chiến đấu dũng cảm và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Lam Sơn. Trận này được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm; Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.


Sau khi nghĩa quân Lam Sơn giải phóng được một khu vực rộng lớn và tiếp tục tiến quân ra bắc để mở rộng phạm vi hoạt động khiến cho quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Đến tháng 10-1026, số quân Minh ở Đông Quan lên đến 10 vạn.

Vương Thông chia 10 vạn quân Minh ở Đông Quan thành 3 cánh quân lần lượt kéo ra khỏi thành tiến về Ninh Kiều nơi có đạo quân của Phạm Văn Xảo, Lý Triện. Cánh quân do Vương Thông chỉ huy kéo đến đóng tại bến đò trên sông Đáy ở làng Cổ Sở, làm cầu phao qua sông. Cánh quân của Phương Chính kéo đến Sa Đôi trên sông Nhuệ đóng đồn. Cánh quân của Mã Kỳ, Sơn Thọ kéo theo đường qua làng Nhân Mục đến đóng đồn tại cầu Thanh Oai bắc qua sông cổ Đỗ Động. Ngày 5 tháng 11, cánh quân Minh do Mã Kỳ, Sơn Thọ chỉ huy, tiến qua khỏi cầu Tam La và bị rơi vào trận địa mai phục ở cánh đồng Cổ Lãm của quân Lam Sơn do Lý Triện và Đỗ Bí chỉ huy, quân địch bị thiệt hại nặng chết 1000 lính và bị thương 500 quân, nên rút lui về tụ tập với Vương Thông. Cánh quân của Phương Chính thấy quân Lam Sơn tiến đánh, cũng rút về theo Vương Thông. Ngày hôm sau, 6 tháng 11, cánh quân của Lý Triện, Đỗ Bí kéo tới đánh trại quân Minh của Vương Thông ở Cổ Sở. Nhưng Vương Thông đã phòng bị, với việc tập trung binh lực, và đặt trận địa mai phục, đặt bẫy chông, rồi giả thua chạy để đội tượng binh của quân Lam Sơn đuổi lạc vào hầm chông mà thiệt hại. Quân Lam Sơn gặp thất lợi, liền thu quân về Cao Bộ, và liên lạc với cánh quân đóng ở Thanh Đàm phía Nam Đông Quan do Đinh Lễ chỉ huy.

Để giành thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn đánh vào chủ lực nghĩa quân ở Cao Bộ. Ngày 7-11-1426, Vương Thông quyết định chia quân thành 2 cánh để từ Ninh Kiều đến đánh Cao Bộ. Một cánh đi qua Chúc Động để đến phía sau doanh trại của ta ở Cao Bộ. Cánh chủ lực do Vương Thông chỉ huy đánh vào chính diện của quân Lam Sơn ở Cao Bộ. Theo kế hoạch của quân Minh, cánh quân đánh tập hậu khi đã sẵn sàng thì nổ pháo hiệu để cả hai cánh quân đồng loạt đánh vào tiêu diệt quân Lam Sơn.

Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông, nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động. Đêm ngày mùng 6 rạng sáng ngày 7 tháng 11 năm 1426, quân Lam Sơn chủ động nổ súng. Cánh quân Minh do Vương Thông chỉ huy lúc đó đi đến Tốt Động tưởng pháo lệnh như đã hẹn nên vội vã tiến lên, bị quân Lam Sơn mai phục ập lại đánh cho tan tác. Cánh quân Vương thông phải tháo chạy về hướng Chúc Động. Được tin cánh quân của Vương Thông bị tập kích ở Tốt Động và đã tháo chạy, cánh quân tập hậu vội vàng rút chạy về hướng Chúc Động, tại đây cả cánh quân tập hậu lẫn hậu quân của cánh Vương Thông lại bị quân Lam Sơn mai phục đổ ra đánh tiếp.

Kết quả 5 vạn quân Minh bị tiêu diệt, 1 vạn quân Minh bị bắt sống. Một lực lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức "làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang". Các chỉ huy của quân Minh là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận. Ngay Vương Thông cũng bị thương

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

  • 2 thg 12, 2
  • 172

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi đất nước bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Lê Thái Tổ (1385 - 1433)

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Lê Thái Tổ tên húy là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê. Lê Lợi là con của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Ông sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Thăng Long (1010 - 1831)

  • 14 thg 11, 2014
  • 196

Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng. Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Hà Nội

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức.

Quảng Bình

  • 2 thg 12, 2
  • 125

Các tên gọi cũ của Quảng Bình này gồm: Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình, Tân Bình, là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Các khai quật khảo cổ ở khu vực đã chứng tỏ rằng đã có loài người sinh sống ở khu vực này từ thời kỳ đồ đá. Nhiều hiện vật như bình sử, sành, công cụ lao động đã được phát hiện ở đây

Thuận Hóa

  • 2 thg 12, 2
  • 84

Thuận Hóa là địa danh hành chính cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Đây nguyên là đất các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Châu Ô, Châu Ri (hay Lý) của Chiêm Thành.

Tốt Động

  • 2 thg 12, 2
  • 82

Tốt Động còn gọi là Tụy Động, là một xã nằm ở trung tâm huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Việt Nam. Tốt Động là nơi diễn ra trận Tốt Động-Chúc Động chống quân nhà Minh tháng 11 năm 1426, chiến thắng có tính quyết định đến thắng lợi toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11