Tiểu sử của Tô Hiến Thành (1102 - 1179)

Tô Hiến Thành, hiệu là Phi Diên sinh ngày 22 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1102), người làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên (thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ) làm quan tới chức Thái úy đời vua Lý Anh Tông. Ông là bậc trung thần, là người đã giúp vua Lý Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho đất nước được yên, luyện tập binh lính, kén chọn nhân tài giúp nước.

Tô Hiến Thành (1102 - 1179):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Tô Hiến Thành:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1102 ... ... Tô Hiến Thành được sinh ra
1179 77 tuổi ... Tô Hiến Thành mất

Thân thế và sự nghiệp của Tô Hiến Thành:

Tô Hiến Thành, hiệu là Phi Diên sinh ngày 22 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1102), người làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên (thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ) làm quan tới chức Thái úy đời vua Lý Anh Tông. Ông là bậc trung thần, là người đã giúp vua Lý Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho đất nước được yên, luyện tập binh lính, kén chọn nhân tài giúp nước.


Năm Ất Mùi (1175), Lý Anh Tông phong cho Tô Hiến Thành làm Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự (Tể tướng), tước vương. Khi sắp mất, Lý Anh Tông trao gửi Thái tử Long Cán cho ông dìu dắt. Bấy giờ, Thái hậu muốn lập con mình là hoàng tử Long Xưởng lên ngôi vua, đem vàng đến hối lộ ông, bị ông cương quyết từ chối. Tô Hiến Thành vâng di chiếu quyết lập Thái tử Long Cán mới 3 tuổi lên nối ngôi, tức Lý Cao Tông và hết lòng phò tá vua mới. Từ đó, tình hình trong nước ngày càng yên ổn.

Tô Hiến Thành mất vào tháng 6-1179, lúc đó Vua Lý Cao Tông mới lên 7 đã bãi chầu 7 ngày, ăn chay 3 ngày để tỏ rõ sự đặc biệt kính trọng. Sử thần Ngô Sỹ Liên có bàn rằng: Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết sức trung thành, khéo xử trí biến cố, như cột đá giữa dòng tuy bị sóng gió không lay động vỗ đập mà vẫn đứng vững không chuyển khiến cho trên yên dưới thuận không thẹn với phong độ của bậc đại thần. Huống chi đến lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền tài, không vì ơn riêng...

Một số video về Tô Hiến Thành

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Tô Hiến Thành:

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)

  • 2 thg 12, 2
  • 399

Lý Thường Kiệt là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông vốn họ Ngô tên là Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Sau này ông được vua ban quốc tính, nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông đã trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.

Lý Nhân Tông (1066 - 1127)

  • 2 thg 12, 2
  • 142

Lý Nhân Tông là vị vua thứ tư của triều Lý. Tên thật của ông là Lý Càn Đức. Ông nổi tiếng là một minh quân trong lịch sử Việt Nam, là người đặt nền móng xây nền giáo dục đại học Việt Nam.Ông sinh năm 1066, là con của Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan.

Lý Thần Tông (1116 - 1138)

  • 2 thg 12, 2
  • 123

Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, là vị vua thứ năm của nhà Lý, trị vì từ năm 1127 đến năm 1138. Lý Thần Tông là con trai của Sùng Hiền hầu - em trai của vua Lý Nhân Tông, tức là cháu gọi Nhân Tông bằng bác.

Lý Anh Tông (1136 - 1175)

  • 2 thg 12, 2
  • 209

Lý Anh Tông là vị vua thứ sáu của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1138 tới năm 1175. Ông tên thật là Lý Thiên Tộ, sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136), tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam), là con trai thứ hai của vua Lý Thần Tông, mẹ là Linh Chiếu Thái hậu. Anh ông là Lý Thiên Lộc là con hầu thiếp nên không được lập làm người kế vị.

Lý Cao Tông (1173 - 1210)

  • 2 thg 12, 2
  • 268

Lý Cao Tông là vị vua thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1176 đến năm 1210. Ông tên thật là Lý Long Trát hay Lý Long Cán, sinh ngày 06 tháng 07 năm 1173 nhằm ngày 25-05 Quý Tỵ (1173) tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam. Ông là con thứ 6 Lý Anh Tông (1138-1175) và Hoàng hậu Đỗ Thụy Châu. Khi mới lên 3 tuổi đã được đưa lên ngôi. Vua cha Anh Tông truất ngôi con cả là Long Xưởng và phong ông là hoàng thái tử, ủy thác cho Tô Hiến Thành giúp đỡ.

Ỷ Lan (1044 - 1117)

  • 2 thg 12, 2
  • 211

Ỷ Lan là một Hoàng phi, Hoàng thái hậu nhà Lý, vợ thứ của vua Lý Thánh Tông, mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà xuất thân từ một gia đình nông dân, bà sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), quê làng Thổ Lỗi, lộ Bắc Giang (sau đổi là huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh)

Lý Quốc Sư (1065 - 1141)

  • 2 thg 12, 2
  • 131

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của Lý Quốc Sư là ông Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ ông là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn nay làng Phả Lại, xã Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Chí Thành làm ngư dân đánh bắt cá, sinh sống trên sông Hoàng Long.

Trần Tự Khánh (1175 - 1223)

  • 2 thg 12, 2
  • 139

Trần Tự Khánh là con Trần Lý, em ruột Trần Thừa-người sau người sau này trở thành thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần. Ông là người Tam Đường, phủ Long Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Ông là tướng nhà Lý, là người có công đặt nền móng cho sự thay thế ngôi nhà Lý của nhà Trần

Tô Hiến Thành (1102 - 1179)

  • 2 thg 12, 2
  • 316

Tô Hiến Thành, hiệu là Phi Diên sinh ngày 22 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1102), người làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên (thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ) làm quan tới chức Thái úy đời vua Lý Anh Tông. Ông là bậc trung thần, là người đã giúp vua Lý Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho đất nước được yên, luyện tập binh lính, kén chọn nhân tài giúp nước.

Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116)

  • 2 thg 12, 2
  • 171

Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh năm 1072, vốn tên là Lộ, tự là Đạo Hạnh, sống vào thời vua Lý Nhân Tông, tu ở chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây ngày nay. Ông là con của quan đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan, thuở nhỏ xuất gia theo học Phật nhưng về sau thì hoàn tục và làm quan tới chức Tăng Đô Sát trong triều đình nhà Lý.

Nguyễn Minh Không (1065 - 1141)

  • 15 thg 2, 2015
  • 93

Là một thiền sư giỏi về phật pháp giỏi cả pháp thuật có công chữa bệnh cho vua Lý là ông tổ của nghề đúc đồng, ông được tôn là Đức Thánh Nguyễn bênh cạnh danh hiệu Quốc Sư thời Lý.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12