Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1939 - 1939)

  • 2 thg 12, 2
  • 253

Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan, mở màn cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ở Đông Dương, thực dân Pháp ra sức vơ vét của cải, tiền bạc, sức người để phục vụ cho chiến tranh. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng, thủ tiêu những quyền dân chủ tối thiểu mà nhân dân ta đã giành được trong những năm 1936-1938. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với thực dân Pháp trở nên gay gắt. Do đó, trong các ngày 6, 7, 8-11-1939, Trung ương Đảng họp ở Bà Điểm, Hóc Môn (Gia Định) để bàn các chủ trương của Đảng trong tình hình mới, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần...

Pháp ký hiệp ước thỏa thuận cho phát xít Nhật sử dụng lãnh thổ Bắc Kỳ vào những mục đích quân sự Nhật đưa quân vào Đông Dương (1940 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 136

Chiều ngày 30-8-1940, tướng Nishihara đã gặp và yêu cầu Toàn quyền Đông Dương Đờcu thực hiện điều khoản cuối cùng của bản hiệp ước vừa ký ở Tôkiô về việc ký tiếp một thỏa ước về quân sự, đồng thời đưa ra một dự thảo những yêu sách của phía Nhật buộc Pháp phải cho Nhật sử dụng một số sân bay, được đóng quân và hành quân trên lãnh thổ Bắc Kỳ, và hạn định phía Pháp phải trả lời trước tối 2-9

Triều đình tổ chức hội nghị các triều thần để đưa ra phương lược chống giặc Pháp (1859 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 129

Tháng 6-1859, triều đình nhà Nguyễn tổ chức hội nghị các triều thần để đưa ra phương lược chống giặc Pháp. Có 5 loại ý kiến được đưa ra. 1- Lấy thế thủ làm chính, vì: có giữ vững thì sau mới có thể bàn đến chuyện hòa hay chiến được. 2- Lấy kế chống giữ lâu dài làm chính, vì: thuyền tàu, súng đạn là cái sở trường của giặc; giặc muốn đánh mau thắng mau; ta không nên chống lại cái sở trường của chúng, mà phải kiên trì chống và giữ để đợi khi chúng mệt mỏi, cần giảng hòa, lúc đó ta sẽ tùy cơ ứng phó.

Pháp cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa ra bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản (1860 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 131

Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Việt Nam cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản có nội dung như sau: 1- Hai bên chấm dứt mọi xung đột, ký kết hòa hiếu với nhau. 2- Sứ thần của Pháp được sử dụng đường bộ để đi từ Đà Nẵng vào kinh đô Huế. 3- Nước Nam đặt quan hệ ngoại giao với nước nào, thì nước Pháp cũng coi đó là bạn. 4- Triều đình Huế phải khoan tha, không được trả thù những người cộng tác với Pháp. 5- Pháp sẽ rút quân, ngay khi hòa ước này được hai bên ký kết.

Triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào Nam chỉ huy quân thứ Gia Định, tổ chức đánh Pháp (1860 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 191

Triều đình cử Nguyễn tri Phương giữ chức Tổng thống quân vụ vào Nam chỉ huy quân thứ Gia Định, tổ chức việc đánh Pháp. Trước triều đình, Nguyễn Tri Phương đã vạch rõ âm mứu của giặc và đề xuất biện pháp chống địch.

Triều đình Huế cử phái đòan sang Pháp thương lượng chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1863 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 327

Triều đình Huế cử phái đoàn sang Pháp với nhiệm vụ thương lượng chuộc lại bằng tiền ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường); đồng ý nhường hẳn cho Pháp chiếm đóng tại địa hạt thuộc tỉnh thành Gia Định (tức Sài Gòn), vùng phụ cận ngoại thành Định Tường, vùng Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Biên Hòa, và đảo Côn Lôn.

Cuộc bạo động diễn ra ở kinh thành Huế để phản đối việc triều đình ký hòa ước với Pháp (1864 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 228

Cuộc vận động bạo động này được tiến hành từ tháng 7-1864. Cuộc bạo động diễn ra tại kinh thành Huế nhằm giết khâm sứ Pháp cùng Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành và đàn áp các giáo dân xung quanh vùng phụ cận kinh thành để phản đối việc triều đình Huế ký hòa ước với Pháp.

Triều đình ra lệnh cấm nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp (1865 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 245

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế lại tiếp tiếp tục sai lầm khi dùng chính sách ngoại giao nhằm lấy lại ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, thái độ ôn hòa của triều Nguyễn trong vấn đề giữ nước là một trong những nguyên nhân thúc đẩy thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng lãnh thổ. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Tháng 2-1865, triều đình nhà Nguyễn ra lệnh cấm nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp.

Pháp đòi triều đình Huế giao cả ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp (1866 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Pháp cử phái viên đi tàu ra cửa Thuận An đưa thư đòi triều đình Huế phải giao nốt ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên cho chúng, và hứa nếu được như vậy, chúng sẽ không đòi số bạc bồi thường chiến phí còn thiếu và sẽ giúp triều đình bình định vùng biển. Triều đình cử Phan Thanh Giản vào Gia Định thương lượng xin được giữ nguyên hòa ước đã ký năm 1862.

Pháp tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp (1867 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 194

Tháng 6 năm 1867, đương lúc Phan Thanh Giản giữ chức Kinh lược sứ Nam Kỳ và Tổng đốc Vĩnh Long, thì nhận được tối hậu thư của tên thực dân De Lagrandière, buộc ông phải nhường luôn ba tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ cho giặc. Giữa lúc đang nghị hòa, thì thành Vĩnh Long đã bị Pháp chiếm ngày 20-6-1867, kế tới là Châu Ðốc (22-6-1867) và Hà Tiên (24-6-1867). Như vậy chỉ vỏn vẹn có 5 ngày, ba tỉnh còn lại của Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14