Sự kiện lịch sử
Những sự kiện lịch sử của Việt Nam
Triệu Quang Phục đóng quân ở đầm Dạ Trạch (547 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 195
Năm 546, vua Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lão, đã ủy thác cho Triệu Quang Phục giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương. Năm 547, tháng giêng, Triệu Quang Phục lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).
2500 công nhân nhà máy sợi Nam Định bãi công (1925 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 517
Hoà chung với khí thế đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, công nhân Nam Định ngay từ thời kỳ đầu cũng đã tự tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của bọn thực dân. Nam Định trở thành một điểm sáng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cả nước, với nhiều cuộc đấu tranh tiêu biểu.
Lý Nam Đế mất tại động Khuất Lão (548 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 309
Lý Nam Đế là vị hoàng đế thời tiền Lý, người đã khai sinh ra nước Vạn Xuân. Sau thất bại ở trận thủy chiến với quân Lương tại Hồ Điển Triệt, vua Lý Nam Đế lui về Động Khuất Lão và giao cho Tả tướng quân Triệu Quang Phục cầm quân chống giặc. Do ảnh hưởng của nham khí, nhà vua bị mù và ốm mất tại Động Khuất Lão ngày 20 tháng 3 năm Mậu Thìn – 548. Sau khi Vua băng hà, quân sỹ và nhân dân trong vùng đã mai táng và lập đền Thờ vua tại gò Cổ Bồng.
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (1924 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 188
Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với tư cách là đại biểu tư vấn. Đại hội họp tại cung Anđrâyépxki trong Điện Kremli (Mátxcơva) với sự tham gia của 504 đại biểu của 49 Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân thay mặt cho 1.319.000 đảng viên cộng sản trên toàn thế giới và 10 tổ chức quốc tế. Phiên khai mạc đại hội tổ chức vào buổi tối ngày 17 - 6 - 1924.
Thành lập Việt Nam nghĩa đoàn (1925 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 301
Việt Nam Nghĩa Đoàn là tổ chức của một nhóm 17 người mà nòng cốt là những sinh viên yêu nước của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (trong đó có Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai…) được thành lập ngày 25-1-1925, tức ngày mùng Một Tết năm Ất Sửu, sau một cuộc họp tại nhà số 4 đường Giôrêghiberi (Jauréguiberry, nay là phố Quang Trung, Hà Nội).
Thành lập Hội Phục Việt (1925 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 344
Vào đúng ngày thực dân Pháp mở hội “Chính trung” (tức là ngày quốc khánh nước Pháp), một số chiến sĩ yêu nước trung kiên của tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn (như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai) cùng với nhóm tù chính trị Trung Kỳ (như Lê Văn Huân, Tú Kiên…) đã nhóm họp tại núi Quyết (Bến Thủy) tuyên bố thành lập Hội Phục Việt với chủ trương 3 điểm: nghiên cứu tình hình chính trị trong và ngoài nước để quyết định đường lối hòa bình hay bạo động; tìm hiểu và liên hệ với các tổ chức chính trị người Việt Nam ở Xiêm và Trung Quốc; kết nạp thêm hội viên.
Nhà yêu nước Phan Châu Trinh qua đời (1926 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 135
Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872, tại Tây Lộc, Hà Đông, Quảng Nam. Sau một thời gian hoạt động cách mạng, ngày 24-3-1926, Phan Châu trinh đột ngột qua đời tại Sài Gòn. Vốn là một học sĩ phu cấp tiến, ngay từ rất sớm, đường lối chính trị của Phan Châu Trinh đã mang nặng tính chất tư sản. Ông chĩa mũi nhọn vào chế độ phong kiến nhà Nguyễn và tìm mọi cơ hội công kích nó, đồng thời hướng lập trường cứu nước của mình vào một cuộc cách mạng có tính chất dân chủ tư sản. Cái chết của ông vào giữa lúc cách mạng Việt Nam đang có những chuyển biến lớn lao và khí thế quần chúng đang khao khát đấu tranh đã gây nên xúc động lớn. Sự ngưỡng mộ đối với tấm lòng yêu nước của ông đã dẫn đến một phong trào quần chúng trên toàn quốc tổ chức đám tang Phan Châu Trinh.
Tác phẩm “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản (1927 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 442
Đầu năm 1927, đề cương các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp lại trong một số cuốn sách nhan đề “Đường Kách mệnh” gồm 101 trang chữ Quốc ngữ, in lytô mực đen trên giấy nến , kích thước 15cm x 22cm và được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Á Đông xuất bản tại Quảng châu. Tài liệu in thạch và do tác giả trực tiếp viết bản in.
Việt Nam Quốc dân đảng ra đời (1927 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 206
Việt Nam Quốc dân Đảng - được gọi tắt là Việt Quốc - là một chính đảng được thành lập năm 1927 tại Hà Nội. Sau năm 1975, do biến động chính trị, tổ chức này hầu như chỉ hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Khởi nghĩa Yên Bái (1930 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 708
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang ở Yên Bái, một phần trong cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức và lãnh đạo nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 2 năm 1930. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa. Tỉnh lỵ Yên Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công của Việt Nam Quốc dân Đảng vào quân đội và chính quyền thuộc địa.
Bài viết phổ biến
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Thế Giới Đá Gà Cúp C1 Đầy Hấp Dẫn
21 thg 11, 2024
Khuyến mãi WIN79 - Cơ hội nhận thưởng lớn cho mọi người chơi
21 thg 11, 2024
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống