Sự kiện Pháp cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa ra bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản (1860 - ?)

Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Việt Nam cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản có nội dung như sau: 1- Hai bên chấm dứt mọi xung đột, ký kết hòa hiếu với nhau. 2- Sứ thần của Pháp được sử dụng đường bộ để đi từ Đà Nẵng vào kinh đô Huế. 3- Nước Nam đặt quan hệ ngoại giao với nước nào, thì nước Pháp cũng coi đó là bạn. 4- Triều đình Huế phải khoan tha, không được trả thù những người cộng tác với Pháp. 5- Pháp sẽ rút quân, ngay khi hòa ước này được hai bên ký kết.

Pháp cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa ra bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản (1860 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Việt Nam cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản có nội dung như sau: 1- Hai bên chấm dứt mọi xung đột, ký kết hòa hiếu với nhau. 2- Sứ thần của Pháp được sử dụng đường bộ để đi từ Đà Nẵng vào kinh đô Huế. 3- Nước Nam đặt quan hệ ngoại giao với nước nào, thì nước Pháp cũng coi đó là bạn. 4- Triều đình Huế phải khoan tha, không được trả thù những người cộng tác với Pháp. 5- Pháp sẽ rút quân, ngay khi hòa ước này được hai bên ký kết.


6- Triều đình Huế không được bắt giữ, xét hỏi và xâm phạm đến tài sản của những người theo đạo Gia Tô một cách vô cớ; trường hợp giáo dân làm bậy thì chiếu luật trị tội.

7- Đối với giáo dân người Pháp phạm tội, triều đình phải giao cho nước Pháp xử lý, chứ không được đem giết hoặc đóng gông, khóa, trói.

8- Không được ngăn cản hoặc yêu sách ngoại lệ đối với thương thuyền của nước Pháp đến các cửa biển thông thương buôn bán.

9- Triều đình Huế cấp cho Tây Ban Nha một bản hòa ước.

10- Cho giáo sĩ Pháp được tự do đến những xã có dân theo đạo để giảng đạo.

11- Cho người Pháp đến bờ biển lập phố thông thương buôn bán.

Chỉ huy quân thứ Gia Định bác bỏ hẳn 3 điều cuối, còn 8 điều trên tạm thời chấp thuận lập biên bản giao cho phái viên Pháp mang về. Thấy vậy, Pagiơ ra lệnh tấn công, nhổ cừ, tràn vào sông và đổ bộ đánh chiếm khu vực Mai Sơn.

Tài liệu tham khảo:

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Gia Định (1698 - ?)

  • 14 thg 11, 2014
  • 344

Gia Định là một địa danh cũ ở miền Nam Việt Nam. Trải bao biến cố, ngày nay, địa danh ấy chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

Huế

  • 2 thg 12, 2
  • 96

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo. Có nhiều giả thuyết về lịch sử tên gọi Huế. Trong các tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Theo học giả Thái Văn Kiểm chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa hoặc theo học giả Nguyễn Hy Vọng: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa...

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9