Sự kiện Cuộc bạo động diễn ra ở kinh thành Huế để phản đối việc triều đình ký hòa ước với Pháp (1864 - ?)

Cuộc vận động bạo động này được tiến hành từ tháng 7-1864. Cuộc bạo động diễn ra tại kinh thành Huế nhằm giết khâm sứ Pháp cùng Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành và đàn áp các giáo dân xung quanh vùng phụ cận kinh thành để phản đối việc triều đình Huế ký hòa ước với Pháp.

Cuộc bạo động diễn ra ở kinh thành Huế để phản đối việc triều đình ký hòa ước với Pháp (1864 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Cuộc vận động bạo động này được tiến hành từ tháng 7-1864. Cuộc bạo động diễn ra tại kinh thành Huế nhằm giết khâm sứ Pháp cùng Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành và đàn áp các giáo dân xung quanh vùng phụ cận kinh thành để phản đối việc triều đình Huế ký hòa ước với Pháp.


Cuộc bạo động do Nguyễn Văn Viện, một người dân bình thường ở tỉnh Bình Định, khởi xướng, cùng với sự tham gia của một số người trong dòng họ Tôn thất, như: tri huyện Hương Trà Tôn Thất Thanh, hộ vệ thân binh Tôn Thất Thừa, v.v…Nhưng vì thiếu tổ chức, quân nội ứng bên trong thành không kịp phối hợp hành động với quân bên ngoài thành theo như kế hoạch đã định, nên quân bên ngoài tuy đã lọt vào nội thành rồi nhưng buộc phải rút lui ngay. Do đó, việc bị bại lộ. Những người tham gia cuộc tổ chức bạo động đều bị trừng trị, triều đình sử chém biêu đầu Nguyễn Văn Viện; Tôn Thất Thanh, Tôn Thất Thừa đều bị tước bỏ họ Tôn Thất, chuyển sang họ mẹ và đều bị xử chém.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Phan Thanh Giản (1796 - 1867)

  • 2 thg 12, 2
  • 181

Phan Thanh Giản tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu Ước Phu, Lương Khê; là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 12 tháng 10, năm Bính Thìn (1796) tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Huế

  • 2 thg 12, 2
  • 96

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo. Có nhiều giả thuyết về lịch sử tên gọi Huế. Trong các tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Theo học giả Thái Văn Kiểm chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa hoặc theo học giả Nguyễn Hy Vọng: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa...

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8