Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Triều đình ra lệnh giám sát chặt chẽ hoạt động của các giáo sĩ phương Tây (1868 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 110

Triều đình ra lệnh cho các nơi, nhất là ở các cửa biển, phải theo doõi, giám sát chặt chẽ các giáo sĩ phương Tây mới sang, cấm không được để cho bọn này lẻn trốn đến ẩn nấu ở các làng. Ai không làm tròn trách nhiệm, sẽ tùy mức sử phạt như: phạt đánh trượng; giảm bậc; giáng cấp; cách chức. có thể bị mấy hình thức sử phạt cùng một lúc.

Ngày sinh của VILê-nin (1870 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 148

Via-đi-mia I-lích Lê-nin sinh ngày 24-4-1870 tại thành phố Xim-biếc (ngày nay là U-li-a-nốp-xcơ), Lê-nin sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức Nga tiến bộ. Cha của Lê-nin là ông I-lia Ni-cô-lai ê-vích là một nhà hoạt động giáo dục tận tụy với nghề nghiệp, gần gũi với nhân dân lao động. Anh cả của Lê-nin là A-lếch-xan U-li-a-nốp tham gia hoạt động cách mạng ngay khi còn là sinh viên và đã bị kết án xử tử vì mưu sát vua Nga. Hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình đã có ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành nên những tính cách và phẩm chất tốt đẹp của cậu bé Vô-lô-đi-a.

Triều đình Huế gởi thư cho Soái phủ Pháp ở Gia Định xin Pháp trả lại 6 tỉnh Nam Kỳ (1870 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 126

Lợi dụng cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, triều đình Huế viết thư gửi Soái phủ Pháp ở Gia Định để xin Pháp trả lại 6 tỉnh Nam Kỳ. Soái phủ Pháp chỉ viết thư đáp lễ chứ không hề đề cập tới đề nghị đó của triều đình. Trước thái độ của Pháp, triều đình Huế chỉ còn biết tự an ủi nhau là : “Ta đương có việc ở biên giới phía bắc (tức việc bọn thổ phỉ Trung Quốc) việc ở nước Tây chưa nên nhân tiện hành động”.

Nguyễn Trường Tộ đề cử hai phương sách chống Pháp (1870 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 134

Nguyễn Trường Tộ, giáo dân người Nghệ An, đề nghị hai phương sách tối mật để chống Pháp: 1- Cử người vào Gia Định để vừa dò xét Pháp, vừa dùng kế “thuyết khách” sao cho Pháp trả lại 6 tỉnh, rút hết quân đội về nước để dẹp lọan trong nước, rồi sau đó trở lại buôn bán ở Việt Nam, cũng như người Anh ở Hạ Châu (Mã Lai). 2- Nên đặt quan hệ mật thiết với nước Anh, để hạn chế hành động của Pháp.

Thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 234

Sau khi đã chiếm xong sáu tỉnh Nam Kỳ (6 /1867), thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Việc đánh ra miền Bắc chiếm Hà nội bắt đầu được diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 1873.

Trận Cầu Giấy (Hà Nội) PGacniê bị giết (1873 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 260

Theo lệnh của Hoàng Tá Viêm, Thống đốc quân thứ Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) và của Tôn Thất Thuyết, Tham tán quân thứ Tam Tuyên, Lưu Vĩnh Phúc đem quân đến mai phục ở khu Cầu Giấy cách thành Hà Nội hơn 2km và cho một nhóm đến sát thành Hà Nội khiêu chiến. Bấy giờ Phrăngxi Gacniê đang hội đàm buổi thứ hai với phái đoàn của Trần Đình Túc ở trong thành. Thấy bên ngoài thành có động, Phrăngxi Gacniê bỏ họp, đem quân ra ngoài thành nghênh chiến rồi bị phục kích. Thiếu tá hải quân Phrăngxi Gacniê cùng một số sĩ quan thực dân bị giết chết tại trận. Tàn quân của Phrăngxi Gacniê rút vào trong thành cố thủ.

Tổng thống Pháp ra sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn (1877 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 155

Ngày 8 tháng 1 năm 1877 tổng thống Pháp ra sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Sắc lệnh này được ban hành ngày 16-5-1877. Thành phố Sài Gòn do một viên Đốc lý, 2 viên Phó đốc lý và một Hội đồng thành phố cai quản. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố lớn hoặc thành phố cấp một. Đứng đầu là viên Đốc lý, có mọi quyền hành tương đương như Công sứ đầu tỉnh.

Tổng thống Pháp ký Sắc lệnh thành lập Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ (1880 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 115

Ngày 8 tháng 2 năm 1880, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ. Chức năng của Hội đồng: Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ chỉ có chức năng “Tư Vấn”. Hội đồng có thể làm mọi vấn đề như thuế má, chi thu của Ngân sách, phân chia khu vực hành chính v.v…, nhưng tuyệt đối không được đề cập tới vấn đề chính trị.

HRiver đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Diệu tuẫn tiết (1882 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 187

Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ. Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, năm 1880. Ngay khi tới Hà Nội Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp.

Trung Quốc điều quân chuẩn bị tranh chấp Việt Nam với Pháp (1882 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 163

Tháng 8/1882, vua Thanh hạ lệnh cho Du Khoan (quyền Tổng đốc Quảng Đông), Nghê Văn Uốt (Tuần phủ Quảng Tây), Lưu Trường Hiệu (Tổng đốc Vân Quý) điều quân thủy, bộ chia đóng ở các nơi hiểm yếu để phòng bị và sẵn sàng nhảy vào chiến trường Bắc Kỳ để cùng Pháp xâu xé Việt Nam. Ngoài ra, hạ lệnh cho quan tỉnh Vân Nam là Tạ Kính Bưu đưa ba doanh quân sang đóng ở Quán Ty (huyện Trấn Yên, Hưng Hóa, Việt Nam). Nhân dân ta kịch liệt phản đối, lên án triều đình Huế đã để cho quân Thanh đến chiếm Bắc Kỳ. Tự Đức vội vàng ra dụ quan lại và dân chúng và thanh minh rằng “Người nước Thanh đâu có làm việc bất nghĩa như thế”.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0