Địa điểm Huế
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo. Có nhiều giả thuyết về lịch sử tên gọi Huế. Trong các tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Theo học giả Thái Văn Kiểm chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa hoặc theo học giả Nguyễn Hy Vọng: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa...
Huế:
Diễn biễn lịch sử:
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo. Có nhiều giả thuyết về lịch sử tên gọi Huế. Trong các tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Theo học giả Thái Văn Kiểm chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa hoặc theo học giả Nguyễn Hy Vọng: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa...
Kinh đô Huế là thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế mở đầu cho nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị. Kể từ đó thủ đô Việt Nam một lần nữa lại được chọn là Hà Nội, Kinh đô Huế xưa trở thành Cố đô.
Tài liệu tham khảo:
Sự kiện liên quan đến địa điểm này
Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1777 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 802
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (thuộc huyện An Khê, Gia Lai) tập hợp lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa. Mùa thu năm 1773, nghĩa quân đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.
Thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam (1858 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 508
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương đông. Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.
Hiệp ước Patơnốt (1884 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 3223
Hiệp ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt) hay còn gọi là Hiệp ước Giáp Thân 1884, là Hiệp ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp
Tân Việt cách mạng Đảng ra đời (1928 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 762
Tân Việt Cách mệnh Đảng (hay gọi tắt là Đảng Tân Việt) là một chính đảng tồn tại ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 với chủ trương "Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái". Đảng Tân Việt chấm dứt hoạt động vào năm 1929, khi phân chia làm hai phái. Một phái với xu hướng thành lập Liên đoàn Quốc gia và một phái với ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, về sau Đông Dương Cộng sản Liên đoàn sáp nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phong trào “Đón Gôđa” (1937 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 143
Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải cử một phái đoàn do Giuyxtanh Gôđa (Justin Godart) dẫn đầu sang Đông Dương để điều tra tình hình.
Pháp cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa ra bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản (1860 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 131
Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Việt Nam cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản có nội dung như sau: 1- Hai bên chấm dứt mọi xung đột, ký kết hòa hiếu với nhau. 2- Sứ thần của Pháp được sử dụng đường bộ để đi từ Đà Nẵng vào kinh đô Huế. 3- Nước Nam đặt quan hệ ngoại giao với nước nào, thì nước Pháp cũng coi đó là bạn. 4- Triều đình Huế phải khoan tha, không được trả thù những người cộng tác với Pháp. 5- Pháp sẽ rút quân, ngay khi hòa ước này được hai bên ký kết.
Triều đình Huế cử phái đòan sang Pháp thương lượng chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1863 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 327
Triều đình Huế cử phái đoàn sang Pháp với nhiệm vụ thương lượng chuộc lại bằng tiền ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường); đồng ý nhường hẳn cho Pháp chiếm đóng tại địa hạt thuộc tỉnh thành Gia Định (tức Sài Gòn), vùng phụ cận ngoại thành Định Tường, vùng Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Biên Hòa, và đảo Côn Lôn.
Cuộc bạo động diễn ra ở kinh thành Huế để phản đối việc triều đình ký hòa ước với Pháp (1864 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 228
Cuộc vận động bạo động này được tiến hành từ tháng 7-1864. Cuộc bạo động diễn ra tại kinh thành Huế nhằm giết khâm sứ Pháp cùng Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành và đàn áp các giáo dân xung quanh vùng phụ cận kinh thành để phản đối việc triều đình Huế ký hòa ước với Pháp.
Triều đình ra lệnh cấm nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp (1865 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 245
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế lại tiếp tiếp tục sai lầm khi dùng chính sách ngoại giao nhằm lấy lại ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, thái độ ôn hòa của triều Nguyễn trong vấn đề giữ nước là một trong những nguyên nhân thúc đẩy thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng lãnh thổ. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Tháng 2-1865, triều đình nhà Nguyễn ra lệnh cấm nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp.
Pháp đòi triều đình Huế giao cả ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp (1866 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 124
Pháp cử phái viên đi tàu ra cửa Thuận An đưa thư đòi triều đình Huế phải giao nốt ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên cho chúng, và hứa nếu được như vậy, chúng sẽ không đòi số bạc bồi thường chiến phí còn thiếu và sẽ giúp triều đình bình định vùng biển. Triều đình cử Phan Thanh Giản vào Gia Định thương lượng xin được giữ nguyên hòa ước đã ký năm 1862.
Triều đình Huế gởi thư cho Soái phủ Pháp ở Gia Định xin Pháp trả lại 6 tỉnh Nam Kỳ (1870 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 126
Lợi dụng cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, triều đình Huế viết thư gửi Soái phủ Pháp ở Gia Định để xin Pháp trả lại 6 tỉnh Nam Kỳ. Soái phủ Pháp chỉ viết thư đáp lễ chứ không hề đề cập tới đề nghị đó của triều đình. Trước thái độ của Pháp, triều đình Huế chỉ còn biết tự an ủi nhau là : “Ta đương có việc ở biên giới phía bắc (tức việc bọn thổ phỉ Trung Quốc) việc ở nước Tây chưa nên nhân tiện hành động”.
Tôn Thất Thuyết đem quân tấn công tòa Khâm sứ Pháp ở Huế, mở đầu phong trào Cần Vương (1885 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 372
Đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7-1885: Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Sọan chỉ huy Phấn nghĩa quân mở cuộc tấn công quyết liệt vào đồn Mang Cá, khu nhượng địa, khu sứ quán của thực dân Pháp ở Huế. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Tảng sáng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng Tam cung rút khỏi kinh thành.
Thành lập Hội Văn hóa cứu quốc (1943 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 131
Dưới ánh sáng của bảng Đề cương Văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc được thành lập tại Hà Nội theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) đã đặt ra: “Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn vào hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc chống lại văn hóa phát xít thụt lùi. Ở những đô thị văn hóa như Hà Nội, Sài Gòn, Huế v.v…phải gây ra những tổ chức văn hóa cứu quốc và phải dùng những hình thức công khai hay bán công khai đặng đoàn kết các nhà văn hóa và trí thức…”.
Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (1945 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 175
16 giờ ngày 9-3, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. 18 giờ, Đại sứ Matsumôtô đến ký hiệp ước và đến 19 giờ trao cho Toàn quyền Đông Dương Đờcu một tối hậu thư với nội dung buộc Pháp phải hợp tác chặt chẽ với Nhật trong việc phòng thủ Đông Dương trước nguy cơ quân đội Anh, Mỹ đổ bộ, do đó Nhật buộc Pháp phải đặt toàn bộ lực lượng vũ trang, các cơ sở hậu cần dưới quyền chỉ huy của Nhật và tất cả các quan chức Pháp phải phục tùng sự chỉ huy của Nhật. Tối hậu thư buộc Toàn quyền Đông Dương phải trả lời trước 21 giờ. Phía Pháp xin hoãn thời gian trả lời lấy lý do là phải hỏi ý kiến Bộ tư lệnh quân Pháp đóng ở Hà Nội. Phía Nhật coi đó là hành động bác bỏ tối hậu thư và 21 giờ 20, Nhật hạ lệnh tấn công Pháp. Hầu như không gặp phải một sự kháng cự đáng kể nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp.
Nhân vật liên quan đến địa điểm này
Tôn Thất Đàm (1864 - 1888)
- 28 thg 9, 2014
- 124
Tôn Thất Đàm (1864-1888) quê ở xã Xuân Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là con trai trưởng của của Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và là anh của Tôn Thất Thiệp.
Đồng Khánh (1864 - 1889)
- 2 thg 10, 2014
- 276
Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, là vua thứ 9 triều Nguyễn. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864), và là anh khác mẹ của vua Kiến Phước và Hàm Nghi. Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.
Duy Tân (1900 - 1945)
- 2 thg 10, 2014
- 91
Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý, tức 19 tháng 9 năm 1900 tại Huế. Ông là con thứ 8 của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định. Vua Duy Tân là một trong những vị Vua nổi bậc nhất trong số những vị Vua của Triều đình nhà Nguyễn.
Hải Triều (1908 - 1954)
- 2 thg 10, 2014
- 0
Hải Triều (bút danh Nguyễn Khoa Văn ) sinh ở làng An Cựu ở ngoại thành Huế, quê ở xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng, là dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng. Lớn lên, ông học ở trường Quốc Học Huế, sau đó bị đuổi khỏi trường do tham gia các phong trào thanh niên yêu nước.
Nguyễn Cư Trinh (1691 - 1725)
- 1 thg 11, 2014
- 96
Nguyễn Cư Trinh quê ở xã An Hòa, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên – Huế), sanh năm Bính Thìn 1716, tên chữ là Nghi, hiệu Đạm Am, con út của danh sĩ Nguyễn Đăng Đệ - Ký lục tỉnh Quảng Nam dưới triều Chúa Nguyễn Phước Chu (1691-1725), nổi tiếng học giỏi từ nhỏ và thanh liêm, công bằng chính trực lúc làm quan.
Bài viết phổ biến
Thế Giới Đá Gà Cúp C1 Đầy Hấp Dẫn
21 thg 11, 2024
Khuyến mãi WIN79 - Cơ hội nhận thưởng lớn cho mọi người chơi
21 thg 11, 2024
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Cá cược tại M88 - Chơi hay nhận khuyến mãi “phỏng” tay
5 thg 9, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống