Sự kiện Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1777 - ?)

Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (thuộc huyện An Khê, Gia Lai) tập hợp lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa. Mùa thu năm 1773, nghĩa quân đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1777 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (thuộc huyện An Khê, Gia Lai) tập hợp lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa. Mùa thu năm 1773, nghĩa quân đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.


Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

Nghĩa quân Tây Sơn rơi vào thế bất lợi: phía bắc có quân Trịnh, phía nam còn quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.

Trong lần tiến quân 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ.

Tài liệu tham khảo:

Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.

www.lichsuvietnam.vn

vietnamdefence.com

www.youtube.com

Video clip được thực hiện bởi 6 học sinh lớp 10 Toán trường Phổ thông Năng khiếu ĐHQG TP.HCM gồm: Dương Uyên Thảo, Huỳnh Bá Thảo My, Đỗ Thảo Như, Trần Mai Hạnh Tiên, Trần Ngọc Yến Nhi, Phan Anh Vũ

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Nhạc (? - 1793)

  • 2 thg 12, 2
  • 150

Nguyễn Nhạc hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị vua sáng lập ra nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788 ông xưng là Thái Đức đế. Từ năm 1789 - 1793 ông xưng là Tây Sơn vương. Tục gọi Nguyễn Nhạc là “Đức Ông Cả”, quê ấp Tây Sơn Thượng, huyện An Khê, tỉnh Bình Định (nay thuộc huyện Tây Sơn). Thân phụ là Hồ Phi Phúc (sau đổi sang họ Nguyễn), vốn người huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, di cư vào sống ở Bình Định.

Nguyễn Lữ (1754 - 1787)

  • 2 thg 12, 2
  • 128

Nguyễn Lữ hay còn gọi là Nguyễn Văn Lữ là em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn, một trong những triều đại hiển hách nhất về võ công của Việt Nam. Ông quê ở ấp Tây Sơn, sinh ra ở làng Kiên Mĩ, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông là người hiền lành, đô lượng, không cầu danh vọng, địa vị mà chỉ muốn thỏa chí tự do tự tại, ông chính là người khai sáng ra môn võ Hùng kê quyền trong võ thuật Tây Sơn

Nguyễn Huệ (1753 - 1792)

  • 2 thg 12, 2
  • 238

Nguyễn Huệ còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam trong cuộc nội chiến và cả khi chống giặc ngoại xâm . Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Gia Long (1762 - 1820)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Gia Long là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), sinh vào ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con thứ ba của đức Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế Nguyễn Phúc Côn và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Hoàn. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Gia Định (1698 - ?)

  • 14 thg 11, 2014
  • 344

Gia Định là một địa danh cũ ở miền Nam Việt Nam. Trải bao biến cố, ngày nay, địa danh ấy chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

Đàng Trong

  • 2 thg 12, 2
  • 128

Đàng Trong còn gọi là Nam Hà là tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở vào Nam. Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc hai chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Trong được dùng để chỉ vùng do chúa Nguyễn kiểm soát, vốn nằm xa Trung Quốc hơn nên mới có tên gọi này.

Phú Xuân

  • 2 thg 12, 2
  • 109

Sau khi giải phóng Thuận Hóa - Phú Xuân, Nguyễn Huệ tiếp tục tiến quân ra Bắc phò Lê diệt Trịnh. Khi trở về, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc phong làm Bắc Bình Vương, giữ trọng trách cai quản trực tiếp địa bàn từ đèo Hải Vân trở ra. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi Hoàng đế nhằm dẹp lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh trỗi dậy ở phía Nam và quân Thanh tràn vào đất Bắc. Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn. Phú Xuân thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên

Huế

  • 2 thg 12, 2
  • 96

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo. Có nhiều giả thuyết về lịch sử tên gọi Huế. Trong các tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Theo học giả Thái Văn Kiểm chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa hoặc theo học giả Nguyễn Hy Vọng: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa...

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9