Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (1815 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 601

Hoàng Việt luật lệ hay còn được biết đến với tên Hoàng triều luật lệ, Quốc triều điều luật, Nguyễn triều hình luật, bộ luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long cho ban hành năm 1815. Bộ luật này được biên soạn trên cơ sở tham khảo bộ luật của nhà Thanh và Bộ luật Hồng Đức (thời Lê Thánh Tông).

Minh Mạng lên ngôi Hoàng Đế (1820 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 164

Đầu năm 1820, vua Gia Long mất. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mạng. Trong thời gian ở ngôi, nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh (cả nước được chia làm 31 tỉnh); định lại quan chế, đặt mức lương bổng của các quan tùy theo ngạch trật; thống nhất việc đo lường và thống nhất y phục; khuyến khích dân khai hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông, lập nhà Dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, già cả không nơi nương tựa. Thời vua Minh Mạng bờ cõi được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Quốc hiệu Đại Nam (1838 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 177

Vương triều Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong thời gian 34 năm (1804 – 1838). Sau khi lên nối nghiệp vua Gia Long, vua Minh Mạng đã cho thay đổi quốc hiệu Đại Nam vào năm Minh Mạng thứ 19 (1838). Sự kiện này được phản ánh trong mộc bản triều Nguyễn và được xác nhận bằng một văn bản quan trọng là bản Dụ của vua Minh Mạng bố cáo cho toàn thần dân trong nước và các nước đều biết.

Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)

  • 2 thg 12, 2
  • 859

Khởi nghĩa Phan Bá Vành là cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơn Nam Hạ thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Vào thời vua Minh Mạng, ruộng đất tư tập trung gần 90%, trong một số đất trong tay địa chủ lớn có từ 5 đến 50 mẫu /điền chủ. Đại đa số nông dân nghèo không có ruộng đất, và cũng không có, hoặc có rất ít công điền quân cấp, lại bị tai họa bão lũ, đói kém triền miên, dẫn đến tình cảnh làng xã tiêu điều, dân nghèo tha phương cầu thực. Chế độ thống trị chuyên chế nặng nề. Bất mãn vì đường lối cai trị của nhà Nguyễn, khoảng năm 1821, Phan Bá Vành tập hợp dân nghèo khổ vùng Nam Định, Thái Bình (tức vùng Sơn Nam Hạ cũ) nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn.

Nhà Nguyễn sắp xếp lại đơn vị hành chính trong cả nước (1831 - 1832)

  • 2 thg 12, 2
  • 281

Sau khi lật đổ nhà Lê Sơ, lên ngôi hoàng đế, năm 1802, vua Gia Long chọn Phú Xuân làm quốc đô, vẫn tạm đặt 11 trấn phía Bắc (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một Tổng trấn với tên cũ Bắc Thành, do một Tổng trấn đứng đầu. Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831-1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam.

Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

  • 2 thg 12, 2
  • 794

Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Việt Nam hết sức suy đốn trì trệ. Các nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ, sự tham nhũng của nhiều quan lại, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt; nạn bão lụt, hạn hán, ôn dịch và vỡ đê xảy ra liên miên. Tất cả đã đẩy người dân lao động xuống tận đáy khốn cùng. Do vậy khoảng thời gian từ 1847 đến 1862, tức trước khi vua Tự Đức ký Hòa ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, đã có hơn 40 cuộc nổi dậy chống nghèo đói và áp bức, trong đó có cuộc nổi dậy Cao Bá Quát (1854-1856) ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) là tiêu biểu nhất. Khởi nghĩa Cao Bá Quát cuộc nổi dậy của nông dân dưới triều Tự Đức, thủ lĩnh là Cao Bá Quát. Ông đã tập hợp nghĩa quân nổi dậy ở Mỹ Lương (nay thuộc Mỹ Đức và Chương Mỹ, Hà Tây), tự mình làm quân sư, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

  • 2 thg 12, 2
  • 642

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi là một cuộc nổi dậy chống lại triều đình xảy ra vào thời vua Minh Mạng. Sự kiện này diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835 ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, lãnh đạo của cuộc nổi dậy này là Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt.

Thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam (1858 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 508

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương đông. Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 500

Hiệp ước Nhâm Tuất được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere.

Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Gia Định (1859 - 1859)

  • 2 thg 12, 2
  • 709

Quân Pháp với mong muốn đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi sẽ "giáng cho Huế một đòn quyết định", để có thể làm chủ nước Đại Nam nhưng vì vấp phải sự kháng cự của nhân dân nên chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Bị cầm chân ở Đà Nẵng, tướng Charles Rigault de Genouilly buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người) và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm Gia Định. Tháng 2 năm 1859, liên minh Pháp và Tây Ban Nha đã đưa quân vào để đánh chiếm và phá hủy nhiều công trình quân sự của Vương triều nhà Nguyễn, trong đó có thành Gia Định. Trận đánh thành Gia Định bắt đầu vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1859 và kết thúc khoảng 10 giờ trưa cùng ngày.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6