Sự kiện Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Gia Định (1859 - 1859)

Quân Pháp với mong muốn đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi sẽ "giáng cho Huế một đòn quyết định", để có thể làm chủ nước Đại Nam nhưng vì vấp phải sự kháng cự của nhân dân nên chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Bị cầm chân ở Đà Nẵng, tướng Charles Rigault de Genouilly buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người) và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm Gia Định. Tháng 2 năm 1859, liên minh Pháp và Tây Ban Nha đã đưa quân vào để đánh chiếm và phá hủy nhiều công trình quân sự của Vương triều nhà Nguyễn, trong đó có thành Gia Định. Trận đánh thành Gia Định bắt đầu vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1859 và kết thúc khoảng 10 giờ trưa cùng ngày.

Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Gia Định (1859 - 1859):

Diễn biễn lịch sử:

Quân Pháp với mong muốn đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi sẽ "giáng cho Huế một đòn quyết định", để có thể làm chủ nước Đại Nam nhưng vì vấp phải sự kháng cự của nhân dân nên chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Bị cầm chân ở Đà Nẵng, tướng Charles Rigault de Genouilly buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người) và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm Gia Định. Tháng 2 năm 1859, liên minh Pháp và Tây Ban Nha đã đưa quân vào để đánh chiếm và phá hủy nhiều công trình quân sự của Vương triều nhà Nguyễn, trong đó có thành Gia Định. Trận đánh thành Gia Định bắt đầu vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1859 và kết thúc khoảng 10 giờ trưa cùng ngày.


Ngày 10 tháng 2, đại bác Pháp bắn vào Vũng Tàu. Ngày 11 tháng 2, đoàn tàu chiến Pháp vào sông Cần Giờ. Các đồn, bảo, các pháo đài bảo vệ thành Sài Gòn từ xa, liên tiếp thất thủ: pháo đài Phúc Thắng, bảo Lương Thiện (Biên Hòa), đồn Phúc Vĩnh, đồn Danh Nghĩa (Gia Định). Cửa biển Cần Giờ do Đề đốc Gia Định là Trần Trí chia quân đóng giữ, cũng lọt vào tây giặc. Quân giặc theo đường sông tiến áp sát tỉnh thành và đổ bộ công phá thành.

Ngày 17 tháng 2 năm 1859, các tàu chiến Pháp đã có mặt trước thành Gia Định. Thành vỡ. Án sát Lê Tứ tự vẫn theo thành; Hộ đốc Vũ Duy Ninh rút khỏi thành, đến thôn Phúc Lý, huyện Phúc Lộc, cũng thắc cổ tự vẫn; Đề đốc Trần Trí, bố chánh Vũ Thực và lãnh binh Tôn Thất Năng đem tàn quân rút về bảo Tây Thái huyện Bình Long.

Chỉ sau một thời gian ngắn, quân Pháp đã kéo vào chiếm đóng Sài Gòn, tỉnh thành của Gia Định lúc bấy giờ.

Tài liệu tham khảo:

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hồ Chí Minh

  • 2 thg 12, 2
  • 281

Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định.

Gia Định (1698 - ?)

  • 14 thg 11, 2014
  • 344

Gia Định là một địa danh cũ ở miền Nam Việt Nam. Trải bao biến cố, ngày nay, địa danh ấy chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

Bán đảo Sơn Trà

  • 9 thg 11, 2014
  • 164

Bán đảo Sơn Trà nằm trong địa bàn phường Thọ Quang - Quận Sơn Trà - Đà Nẵng, có diện tích 4.439ha đất liền và biển, cách trung tâm thành phố 8km về phía Đông Bắc. Có đỉnh cao nhất là 696m so với mực nước biển và nhiều đỉnh cao trên 500m. Với chiều dài từ đông sang tây là 15km và chỗ rộng nhất là 6km, chỗ hẹp nhất là 2km. Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía Đông Nam trông như hình con Nghê chồm ra biển nên gọi là ngọn Nghê, ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu nên gọi là ngọn Mỏ Diều và ngọn phía bắc vươn về phía của biển dài như cổ ngựa nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần hình thành dãy đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1