Địa điểm lịch sử

Những địa điểm lịch sử của Việt Nam

Hồ Chí Minh

  • 2 thg 12, 2
  • 281

Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định.

Gia Định (1698 - ?)

  • 14 thg 11, 2014
  • 344

Gia Định là một địa danh cũ ở miền Nam Việt Nam. Trải bao biến cố, ngày nay, địa danh ấy chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Trì

  • 14 thg 11, 2014
  • 292

Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc, nằm ở phía đông của tỉnh, bên tả ngạn sông Hồng, bên kia là huyện Ba Vì, Hà Nội. Đây là nơi có kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng. Tháng ba âm lịch hàng năm, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, hàng triệu con cháu Lạc Hồng từ khắp cả nước lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh nằm tại địa phận thôn Cổ Tích - xã Hi Cương - Việt Trì để thăm viếng tổ tông

Cổ Loa

  • 2 thg 12, 2
  • 409

Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km về hướng Tây Bắc. Đây là thủ đô thứ 2 của Việt Nam sau Phong Châu (Phú Thọ). Vào cuối thời Hùng Vương, vua nước Thục tên Phán, chiếm được nước của Hùng Vương, lập nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khuê (Cổ Loa ngày nay). Sau đó ông cho xây dựng một khu thành lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa. Khu vực Cổ Loa là một khu thành đất đồ sộ với 3 vòng thành, chiều dài cả 3 vòng thành tổng cộng hơn 16 cây số. Đây cũng là kinh đô từ năm 939 đến 965 thuộc triều đại Ngô Quyền, triều đại gắn liền với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng, đánh bại quân xâm lược Nam Hán.

Hoa Lư (968 - 1010)

  • 2 thg 12, 2
  • 287

Hoa Lư nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội chừng 100km về phía Nam theo Quốc lộ 1A. Đây là kinh đô thuộc các triều đại nhà Đinh- Đinh Tiên Hoàng (968-980), nhà Tiền Lê-Lê Đại Hành (980-1009). Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và chọn Hoa Lư làm kinh đô của đất nước. Hoa Lư ghi các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.

Giao Châu

  • 14 thg 11, 2014
  • 313

Giao Châu là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay. Ban đầu Giao Châu còn bao gồm một phần đất Quảng Tây và Quảng Đông thuộc Trung Quốc ngày nay.

Thăng Long (1010 - 1831)

  • 14 thg 11, 2014
  • 196

Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng. Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Sông Cầu

  • 2 thg 12, 2
  • 158

Sông Cầu hay còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức (xưa kia còn có tên là sông Vũ Bình), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, dòng sông có tổng chiều dài 290km bắt nguồn từ núi Văn Ôn, chảy qua nhiều làng mạc, cuối cùng hợp lưu với sông Thương để tạo thành sông Thái Bình. Sông Như Nguyệt là nơi diễn ra trận đánh nổi tiếng của quân đội nhà Lý dưới sự chỉ của danh tướng Lý Thường Kiệt, là minh chứng về trận đánh Như Nguyệt hào hùng đã đánh đuổi 10 vạn quân bắc Tống do Quách Quỳ làm chỉ huy.

Cửa Hàm Tử

  • 2 thg 12, 2
  • 258

Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Tháng 5 năm 1285, sau cuộc rút lui chiến lược về Thiên Trường (tháng 2 năm 1285), và vào Thanh Hoá (tháng 4 năm 1285), vua Trần bắt đầu mở cuộc phản công vào các cứ điểm quan trọng của quân Nguyên tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5 năm 1285,5 vạn quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy, đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cùng với các trận Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, chiến thắng Hàm Tử đã góp phần tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.

Bến Chương Dương

  • 2 thg 12, 2
  • 198

Bến Chương Dương thuộc xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội. Nơi đây từ lâu đã trở thành niềm tự hào của dân tộc, như một huyền thoại chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai của quân và dân nhà Trần

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12