Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

  • 2 thg 12, 2
  • 1098

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, độc đáo nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch… Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó địa bàn chính vẫn là Nghệ An - Hà Tĩnh.

Hiệp ước Giáp Tuất 1874 (1874 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 1166

Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Dupré - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ. Hoà ước gồm có 22 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng cùng tự do truyền đạo.

Hội Duy Tân được thành lập (1904 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 163

Ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), sau khi từ Nam Kỳ về, Phan Bội Châu cùng Cường Để và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân Hội.

Thành lập “Việt Nam Quang phục hội” (1912 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 264

Tháng 2 năm 1912, thành lập “Việt Nam Quang phục hội”, bãi bỏ “Duy Tân hội” tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đại biểu nhân sĩ cách mạng Việt Nam của cả Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ, đều có mặt. Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Quang phục hội là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”. Hội trưởng là Cường Để, Tổng lý hội là Phan Bội Châu.

Phong trào Đông Du (1905 - 1908)

  • 2 thg 12, 2
  • 314

Phong trào Đông Du là trào lưu du học tại Nhật Bản của thanh niên Việt Nam, nhằm tìm đường cứu nước do Hội Duy tân mà linh hồn là Phan Bội Châu khởi xướng từ những năm 1905. Mở đầu cao trào là vào đầu 1905, 3 thanh niên đã được Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính gửi tới Nhật Bản. Nhằm cổ vũ cho phong trào, Phan Bội Châu đã viết bài “Khuyến quốc dân tự trợ du học văn” nhằm kêu gọi đồng bào cả nước ủng hộ, giúp đỡ và được nhân dân nhiệt thành hưởng ứng.

Đông Kinh Nghĩa Thục (1907 - 1907)

  • 2 thg 12, 2
  • 252

Đông Kinh Nghĩa Thục lập ra từ tháng 3 năm 1907 do Lương Văn Can làm Thục trưởng và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907) là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc. Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên là nghĩa thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng.

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (1911 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 324

Vào cuối thế kỷ XIX, nước ta bị thực dân Pháp thống trị. Không cam chịu nô lệ, nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, Lương Văn Can... đi tìm đường cứu nước, nhưng kết cục đều bị thất bại. Trong lúc khó khăn chưa có lối thoát, ngày 5/6/1911, Bác Hồ, lúc đó có tên là Nguyễn Tất Thành đã rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba để học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây cho việc thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp.

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

  • 2 thg 12, 2
  • 497

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Thế chiến thứ nhất hay Đệ nhất thế chiến, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Đây là cuộc chiến giữa phe Entente (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, Ý và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh trung tâm(chủ yếu là Đức, Thổ Ottoman, Áo-Hung và Bulgaria), cuộc chiến tranh này có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới. Có hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận tiền, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

Thành lập Quốc Tế Cộng Sản (1919 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 138

Sự phản bội của Quốc tế II đòi hỏi giai cấp công nhân thế giới phải thành lập tổ chức cách mạng của mình. Tháng 3-1919, tại Mátxcơva, Lênin và các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới đã thành lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản). Sự ra đời của tổ chức cách mạng này đã mang lại cho sự nghiệp cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc trên thế giới sức mạnh với khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Quốc tế Cộng sản cũng đã trở thành hậu thuẩn vững chắc cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương, một chi bộ của Quốc tế Cộng sản. Tháng 5-1943, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán sau khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Nguyến Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân Việt tới hội nghị Vecxay (1919 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 335

Nhân lúc các nước thắng trận triệu tập một cuộc hội nghị để chia lại thế giới sau chiến tranh, họp tại Vecxay (ngoại vi thủ đô nước Pháp), một bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam được viết bằng tiếng Pháp đã gởi tới đại biểu của một số nước tham dự hội nghị, đồng thời được công bố trên các tờ báo L’Humanité (Nhân đạo) và Journal du Peuple (Nhật báo dân chúng) của Đảng Xã hội Pháp. Bản yêu sách được ký tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9