Sự kiện Phong trào Đông Du (1905 - 1908)

Phong trào Đông Du là trào lưu du học tại Nhật Bản của thanh niên Việt Nam, nhằm tìm đường cứu nước do Hội Duy tân mà linh hồn là Phan Bội Châu khởi xướng từ những năm 1905. Mở đầu cao trào là vào đầu 1905, 3 thanh niên đã được Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính gửi tới Nhật Bản. Nhằm cổ vũ cho phong trào, Phan Bội Châu đã viết bài “Khuyến quốc dân tự trợ du học văn” nhằm kêu gọi đồng bào cả nước ủng hộ, giúp đỡ và được nhân dân nhiệt thành hưởng ứng.

Phong trào Đông Du (1905 - 1908):

Diễn biễn lịch sử:

Phong trào Đông Du là trào lưu du học tại Nhật Bản của thanh niên Việt Nam, nhằm tìm đường cứu nước do Hội Duy tân mà linh hồn là Phan Bội Châu khởi xướng từ những năm 1905. Mở đầu cao trào là vào đầu 1905, 3 thanh niên đã được Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính gửi tới Nhật Bản. Nhằm cổ vũ cho phong trào, Phan Bội Châu đã viết bài “Khuyến quốc dân tự trợ du học văn” nhằm kêu gọi đồng bào cả nước ủng hộ, giúp đỡ và được nhân dân nhiệt thành hưởng ứng.


Đến giữa năm 1908 số học sinh đã lên tới 200, trong đó Nam Kỳ khoảng 100, Trung Kỳ và Bắc Kỳ mỗi xứ 50 người. Phan Bội Châu là người lãnh đạo trực tiếp số thanh niên du học này. Tổ chức Đông du có một trụ sở liên lạc lấy tên là Bính Ngọ Hiên đặt tại Hoành Tân (sau dời lên Tôkyô). Học sinh được sắp xếp vào học tại hai trường chính: Đông Á đồng văn thư viện (do Đông Á đồng văn hội của Đảng Tiến bộ Nhật Bản tổ chức) và Chấn Vũ học hiệu (của Chính phủ Nhật Bản) . Có một số ít du học sinh được xếp vào học tại vài trường trung học, ngoại ngữ... tại Tôkyô. Học sinh học tại hai trường lớn trên đều do các giảng viên người Nhật Bản giảng dạy. Buổi sáng, học tiếng Nhật và các môn học phổ thông như toán, lí, hóa, văn, sử, địa, vv. Buổi chiều là các môn thường thức về quân sự và luyện tập. Chương trình này nhằm đào tạo học sinh thành chiến sĩ cách mạng có trình độ văn hoá và quân sự, cần thiết cho công cuộc đánh Pháp cứu nước và kiến thiết đất nước sau này.

Phong trào Đông Du đang hoạt động có hiệu quả, thì thực dân Pháp cấu kết với Chính phủ Nhật Bản ra lệnh đàn áp, giải tán và tới tháng 3.1909, toàn bộ học sinh Việt Nam du học và lãnh tụ Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Mặc dầu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng PTĐD được coi là một trong những phong trào yêu nước mạnh mẽ nhất của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 và đặc biệt nhiều thanh niên du học của trào lưu này đã trở thành những hạt nhân của các phong trào cách mạng tiếp theo trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Một số video về Phong trào Đông Du

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Phan Bội Châu (1867 - 1940)

  • 2 thg 12, 2
  • 151

Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn, ông tên thật là Phan Văn San, tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử, Việt Điểu, Hãn Mãn Tử, v.v...Ông là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5