Nhân vật lịch sử
Những nhân vật lịch sử của Việt Nam
Mã Viện (-14 - 49)
- 2 thg 12, 2
- 99
Mã Viện tự Văn Uyên, người Phù Phong, Mậu Lăng (nay là huyện Phù Phong, địa cấp thị Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) là một viên tướng người Hán trong thời kì nhà Đông Hán. Hậu duệ nổi tiếng của Mã Viện là Mã Đằng và Mã Siêu một danh tướng trong thời kì Tam Quốc, Mã Đại, trọng thần nhà Thục Hán. Lăng mộ của ông còn ở đông bắc Hưng Bình, Thiểm Tây ngày nay. Ông còn được gọi là Phục Ba tướng quân hay Mã Phục Ba.
Đào Hoàng (? - 300)
- 2 thg 12, 2
- 86
Đào Hoàng là đại tướng dưới triều Đông Ngô và Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Tấn thư không ghi rõ ràng về thân thế và tổ tiên của Đào Hoàng, chỉ cho biết rằng ông sinh ra và lớn lên ở vùng Mạt Lăng, quận Đơn Dương thuộc nước Ngô, một trong ba quốc gia thời Tam Quốc, hùng cứ ở miền Giang Đông. Thời bấy giờ, miền đất Giao Châu, thuộc vùng quản lí của Đông Ngô thường phát sinh bạo loạn. Thời Ngô Tôn Hạo, thái thú Giao Châu là Tôn Tư tàn bạo, làm bách tính thống khổ. Cuối năm 263, viên lại Lã Hưng giết chết Tôn Tư giành quyền cai trị Giao Châu. Lã Hưng đem Giao châu theo về Tây Tấn ở miền bắc, được Tư Mã Chiêu bái làm An Nam tướng quân, thái thú Giao Chỉ, coi việc binh ở Giao châu và sai Hoắc Dặc sang làm Thứ sử Giao châu.
Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871)
- 2 thg 12, 2
- 97
Nguyễn Trường Tộ còn được gọi là Thầy Lân là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. Ông sinh trong một gia đình theo đạo Công giáo từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.
Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906)
- 2 thg 12, 2
- 125
Tăng Bạt Hổ, tự là Sư Triệu, hiệu là Điền Bát, tên thật là Tăng Doãn Văn, là chí sĩ Việt Nam tham gia chống Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ông sinh ngày 19 tháng 7 năm 1858 tại làng An Thường, nay thuộc xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, nằm cách huyện lỵ Hoài Ân khoảng 3 km về phía đông bắc, cách thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 90 km về phía tây Bắc.
Đặng Tử Kính (1875 - 1928)
- 2 thg 12, 2
- 82
Đặng Tử Kính là một chí sĩ yêu nước của Việt Nam thời cận đại. Ông cùng với Phan Bội Châu, Nguyễn Thành, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Thái Thân...đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của Duy Tân hội. Ông quê quán huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là bạn đồng chí với Phan Bội Châu đồng thời là chú ruột liệt sĩ Đặng Thái Thân
Trần Xuân Soạn (1849 - 1923)
- 2 thg 12, 2
- 132
Trần Xuân Soạn, là tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Đầu tháng 4 năm 1885, thời vua Hàm Nghi, ông cùng tướng Tôn Thất Thuyết đánh Pháp đóng ở đồn Mang Cá trong trận Kinh thành Huế. Sau khi thất bại, ông lãnh nhiệm vụ tổ chức phong trào Cần vương kháng Pháp ở Thanh Hóa.
Hoàng Diệu (1829 - 1880)
- 2 thg 12, 2
- 136
Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829) trong một gia đình có truyền thống Nho giáo tại làng Xuân Đài (Diên Phước, Quảng Nam). Từ năm 1879 đến 1882, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và vùng phụ cận.
Cường Để (1882 - 1951)
- 2 thg 12, 2
- 123
Kỳ Ngoại hầu Cường Để là Hoàng thân triều Nguyễn (cháu năm đời của Nguyễn Phúc Cảnh), và là một nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Ông sinh ngày 11 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (tức 28 tháng 2 năm 1882) tại Huế, là con của Hàm Hóa Hương công Tăng Nhu. Ông là cháu đích tôn 6 đời của vua Gia Long, là cháu trực hệ của Hoàng tử Cảnh. Do hoàng tử Cảnh mất sớm, tổ phụ ông là Hoàng tôn Đán bấy giờ còn nhỏ tuổi, ngôi vua truyền cho dòng thứ 2 là hoàng tử Đảm, tức vua Minh Mạng.
Trần Đăng Ninh (1910 - 1955)
- 2 thg 12, 2
- 112
Trần Đăng Ninh sinh năm 1910, tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, quê tại thôn Quảng nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Ông là nhà hoạt động cách mạng và quân sự, Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam) giai đoạn 1950-1955. Tháng 9/1940, ông lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn và là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng tháng 5/1941.
Đội Cung (1903 - 1941)
- 2 thg 12, 2
- 177
Đội Cung hay Nguyễn Văn Cung là một thủ lĩnh của cuộc binh biến của Đô Lương ngày ngày 13 tháng 1 năm 1941 tại Nghệ An, chống lại thực dân Pháp. Ông quê ở xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc thành phố Thanh Hóa). Khi trưởng thành ông tham gia lực lượng lính Khố xanh tại Nghệ An và thăng dần lên chức Đội (tương đương Trung sĩ).
Bài viết phổ biến
Đăng Nhập Mu88: Rinh Ngay Tiền Thưởng, Quà Tặng Siêu Khủng
18 thg 12, 2024
Mơ thấy bị bệnh - Khám phá ý nghĩa bên trong
12 thg 12, 2024
Bắn Cá Nổ Đảo – Game Bắn Cá Đổi Thưởng Hút Nhất Năm 2024
9 thg 12, 2024
Đá phạt trực tiếp: Pha ghi bàn đỉnh cao từ cầu thủ!
8 thg 12, 2024
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống