Nhân vật lịch sử

Những nhân vật lịch sử của Việt Nam

Phan Đăng Lưu (1902 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 97

Phan Đăng Lưu sinh ngày 5 tháng 5 năm 1902, tại xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Khi sắp học hết bậc cao đẳng tiểu học tại Huế, ông thi vào Trường Canh nông thực hành ở Tuyên Quang.Tốt nghiệp ra trường, ông bị điều động làm việc ở nhiều địa phương trong nước, cả ở Tây Nguyên và cuối cùng bị thải hồi vì "vô kỉ luật và hoạt động chống đối". Tại Nghệ An, Phan Đăng Lưu được gặp những người bạn có cùng chí hướng, đã tham gia Hội Phục Việt, sau đổi thành Hưng Nam, rồi Tân Việt Cách mạng Đảng.

Phạm Tu (476 - 545)

  • 2 thg 12, 2
  • 177

Phạm Tu là võ tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công giúp Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân độc lập. Theo thần tích, Phạm Tú người ở trang Quang Liệt tức là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (tên cũ là huyện Thanh Đàm), nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam. Nơi sinh ra Phạm Tu được xác định xưa kia là một xóm bãi vải tiến vua nằm bên sông Tô Lịch, thuộc thôn Văn Trì, làng Quang Liệt, nay là thôn Văn, xã Thanh Liệt.

Lý Trường Nhân

  • 2 thg 12, 2
  • 95

Lý Trường Nhân là một thủ lĩnh địa phương, cát cứ Giao Châu, tự trị với chính quyền phong kiến phương Bắc trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần II. Năm 468, nhân Thứ sử Giao Châu là Lý Mục chết, Lý Trường Nhân cùng với em họ là Lý Thúc Hiến tụ tập dân chúng Giao Châu nổi dậy, giết hết các "bộ khúc", thuộc hạ của thứ sử cũ, tự xưng là Thứ sử.

Sĩ Tiếp (137 - 226)

  • 2 thg 12, 2
  • 81

Sĩ Tiếp là thái thú cai trị đất Giao Chỉ (nay tương ứng với miền Bắc Việt Nam) vào thời Bắc thuộc từ năm 187 đến năm 226 (cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc). Ông được coi là một vị quan cai trị có tài và được giới Nho học phong kiến Việt Nam sau này suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam.

Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 168

Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940). Ông còn là hậu duệ đời thứ 17 của Nguyễn Trãi. Nguyễn Văn Cừ sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đồng chí đã tham gia hoạt động từ khi mới 15 tuổi và được đi "vô sản hoá" vào tháng 8.1928 ở vùng mỏ Đông Bắc. Chỉ một năm sau, đồng chí đã trở thành người chỉ đạo trực tiếp phong trào công nhân, phong trào cộng sản ở khu vực có lực lượng công nhân đông đảo nhất lúc bấy giờ.

Lê Duẩn (1907 - 1986)

  • 2 thg 12, 2
  • 183

Lê Duẩn là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986. Ông là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam có tổng thời gian tại vị lâu nhất với 25 năm, 303 ngày. Từ 1960 cho đến khi qua đời năm 1986, có một ảnh hưởng chính trị rất lớn tại miền Bắc và ở Việt Nam sau 1975, và theo một số nhận định khi hai miền thống nhất ông cũng đã xác lập quyền uy tối thượng của mình tại Việt Nam trong những năm tháng còn tại vị.

Võ Văn Tần (1894 - 1941)

  • 2 thg 12, 2
  • 101

Võ Văn Tần sinh năm Giáp Ngọ (1894) tại làng Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Lúc trẻ, Võ Văn Tần theo học chữ Hán, sau đó thấy chữ Hán ít thông dụng, nên tiếp tục học chữ quốc ngữ. Vào đời, Võ Văn Tần làm thầy giáo làng dạy chữ Hán, ông có dịp hiểu sâu sắc đời sống cơ cực của nông dân. Làm “thầy đồ” không đủ sống, Võ Văn Tần xuống Sài Gòn làm nghề kéo xe. Ở đây có dịp tìm hiểu thêm cảnh sống khốn cùng của người lao động. Ông nuôi chí căm thù bè lũ xâm lược và tay sai.

Triệu Đà (-257 - -137)

  • 2 thg 12, 2
  • 92

Triệu Đà tức là Triệu Vũ Đế, Nam Việt Vũ Vương và Nam Việt Vũ Đế, làm vua nhà Triệu từ năm 207 trước Công Nguyên đến năm 137 trước Công Nguyên. Triệu Đà vốn người huyện Chân Định, quận Hằng Sơn, đời nhà Tần (ngày nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc), Trung Quốc, là người di cư xuống miền nam mới khai hoá đời nhà Tần, là người lập nên nước Nam Việt.

Tô Định

  • 2 thg 12, 2
  • 93

Tô Định là một viên quan lại người Hán ở triều đại nhà Hán được cử sang Việt Nam làm Thái thú Giao Chỉ trong thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Khi được nhận chức vụ Thái thú Giao Chỉ, Tô Định là người được sử sách Việt Nam ghi chép là viên quan tham lam, tàn bạo, chuyên vơ vét của cải khiến người dân bản xứ bất bình, phẫn nộ mà đỉnh điểm là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Tô Định đã ra lệnh chém đầu Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc vì vậy Hai Bà Trưng đã quyết tâm nổi dậy để đánh đuổi người Hán. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Tô Định không thể kiểm soát được tình hình nơi mình quản lý liền bỏ chạy về phương Bắc.

Thi Sách (? - 39)

  • 2 thg 12, 2
  • 104

Thi Sách tự là Huyền; là con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên, và là người cổ súy nhân dân nổi lên chống lại chế độ cai trị của nhà Đông Hán (Trung Quốc) trong lịch sử Việt Nam. Năm 20 tuổi, ông cưới Trưng Trắc (con gái lạc tướng huyện Mê Linh), làm vợ.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8