Nhân vật lịch sử
Những nhân vật lịch sử của Việt Nam
Phạm Hữu Lầu (1906 - 1959)
- 2 thg 12, 2
- 309
Phạm Hữu Lầu, bí danh Tư Lộ, sinh năm 1906, quê làng Hòa An, tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Hồi nhỏ, ông ham học và học giỏi, nhưng gia đình nghèo và cha mất sớm, nên năm 13 tuổi phải nghỉ học đi làm thợ sơn, rồi thợ hớt tóc để có tiền giúp mẹ nuôi 2 em. Ông là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên tại tỉnh Đồng Tháp và là một trong bảy ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. Ban được lập ra để hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước, sau khi thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2 năm 1930. Sau hiệp định Genève, ông làm Phó Bí thư Xứ uỷ, rồi Bí thư Xứ ủy Nam bộ cho đến năm 1959.
Hoàng Quốc Việt (1905 - 1992)
- 2 thg 12, 2
- 129
Hoàng Quốc Việt tên thật là Hạ Bá Cang, sinh ngày 28 tháng 5 năm 1905, tại Đáp Cầu, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh (ngày nay là phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh). Ông là nhà cách mạng, chính trị gia, nguyên Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.
Võ Thị Sáu (1933 - 1952)
- 2 thg 12, 2
- 475
Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cô được biết với vai trò là một nữ chiến sĩ anh hùng và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trần Văn Ơn (1931 - 1950)
- 2 thg 12, 2
- 166
Trần Văn Ơn là một học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.
Cù Chính Lan (1930 - 1951)
- 2 thg 12, 2
- 203
Cù Chính Lan sinh nǎm 1930 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tuyên dương Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 13 tháng 12 năm 1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mỗ, cách thị xã Hòa Bình 8 km về phía Nam, Cù Chính Lan đã một mình đuổi xe tǎng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt địch.
Bế Văn Đàn (1931 - 1954)
- 2 thg 12, 2
- 217
Bế Văn Đàn là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Đồng chí sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích.
Phan Đình Giót (1922 - 1954)
- 2 thg 12, 2
- 129
Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì. Phan Đình Giót sinh nǎm 1922 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964)
- 2 thg 12, 2
- 233
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/2/1940 tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).
Nguyễn Viết Xuân (1934 - 1964)
- 2 thg 12, 2
- 248
Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc-một vùng quê có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Anh là một chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ đã nổi danh với khẩu hiệu: "Nhằm thẳng quân thù, bắn.
Tô Vĩnh Diện (1924 - 1954)
- 2 thg 12, 2
- 117
Tô Vĩnh Diện là Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân (Truy phong; 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất. Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, anh phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội.
Bài viết phổ biến
Đăng Nhập Mu88: Rinh Ngay Tiền Thưởng, Quà Tặng Siêu Khủng
18 thg 12, 2024
Mơ thấy bị bệnh - Khám phá ý nghĩa bên trong
12 thg 12, 2024
Bắn Cá Nổ Đảo – Game Bắn Cá Đổi Thưởng Hút Nhất Năm 2024
9 thg 12, 2024
Đá phạt trực tiếp: Pha ghi bàn đỉnh cao từ cầu thủ!
8 thg 12, 2024
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống