Nhân vật lịch sử

Những nhân vật lịch sử của Việt Nam

Lê Chiêu Thống (1765 - 1793)

  • 2 thg 12, 2
  • 126

Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của nhà Hậu Lê. Cháu nội vua Lê Hiển Tông, con của thái tử Duy Vĩ, bị Trịnh Sâm giam cầm hơn 10 năm. Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc lần thứ nhất diệt Trịnh, Lê Hiển Tông mất, Lê Chiêu Thống được đưa lên làm vua. Ông ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng giêng năm 1789. Việc ông sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng bị coi đó là hành vi bán nước.

Vũ Văn Nhậm (? - 1788)

  • 2 thg 12, 2
  • 98

Vũ Văn Nhậm hay Võ Văn Nhậm, là một danh tướng nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở Quảng Nam, là người giỏi võ nghệ, tánh phóng khoáng và có sức mạnh. Ông vốn là tướng của Trấn thủ Quảng Nam, thuộc chính quyền chúa Nguyễn, nhưng vì không chịu tuân phục theo quân pháp, nên bị kết tội, phải trốn vào Quy Nhơn. Sau này nghe lời khuyên và nhờ sự tiến cử của Trần Quang Diệu, Vũ Văn Nhậm được nhận làm thuộc tướng của Tây Sơn Vương (Nguyễn Nhạc).

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803)

  • 2 thg 12, 2
  • 120

Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.

Phan Huy Ích (1751 - 1822)

  • 2 thg 12, 2
  • 110

Phan Huy Ích tự Khiêm Thụ Phủ, Chi Hòa, hiệu là Dụ Am, Đức Hiên, là một viên quan của nhà Hậu Lê và cũng là một công thần của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Phan Công Huệ, sinh ngày 12 tháng Chạp năm Canh Ngọ (tức 9 tháng 1 năm 1751) ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, (nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Do kiêng húy của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, về sau ông đổi tên là Huy Ích.

Võ Huy Tấn (1749 - 1800)

  • 2 thg 12, 2
  • 88

Võ Huy Tấn hay Vũ Huy Tấn, còn có tên là Liễn, hiệu là Nhất Thủy. Ông là nhà thơ, là viên quan trải hai triều đại: nhà Lê trung hưng và nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Vũ Huy Tấn sinh năm Kỷ Tỵ (1749) tại làng Mộ Trạch, huyện Đường An, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Cha ông là Vũ Huy Đình, Tiến sĩ triều Hậu Lê.

Đặng Tiến Đông (1738 - 1787)

  • 2 thg 12, 2
  • 100

Đặng Tiến Đông làm quan thời Lê-Trịnh, sau đầu quân Tây Sơn và trở thành danh tướng của lực lượng này. Thân thế và sự nghiệp của ông hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới sử học Việt Nam. Ông sinh ngày 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ (18 tháng 6 năm 1738), tại xã Thịnh Phúc, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay đã sáp nhập vào Hà Nội). Năm 1749, Đặng Tiến Đông 11 tuổi thì mồ côi cha. Mười năm sau, năm 1759, mẹ ông cũng qua đời.

Minh Mạng (1791 - 1841)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định. Ông là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, ông lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840)

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)

  • 2 thg 12, 2
  • 351

Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình. Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long, Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại, không thành, ông đưa gia đình về quê mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối.

Phan Bá Vành (? - 1827)

  • 2 thg 12, 2
  • 148

Phan Bá Vành là một lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơn Nam Hạ thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn. Ông quê làng Minh Giám, huyện Vũ Tiên (Vũ Thư), tỉnh Thái Bình. Ông xuất thân là nông dân nghèo, có võ nghệ. Thuở nhỏ từng sống cảnh đói rách, bị bóc lột. Khoảng năm 1821-1822, vùng châu thổ sông Hồng gặp nạn đói, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bị nạn cường hào bức hiếp. Ông nhân thời cơ khởi xướng phong trào, tập hợp lực lượng nông dân chống địa chủ, cường hào, đánh lấy của nhà giàu, chia cho nhà nghèo. Trong bộ tham mưu của ông, có danh sĩ, võ tướng, con cháu và các quan cũ nhà Hậu Lê theo giúp.

Cao Bá Quát (1809 - 1855)

  • 2 thg 12, 2
  • 206

Cao Bá Quát là nhà thơ, danh sĩ triều Thiệu Trị và Tự Đức, tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, biệt hiệu Mẫn Hiên, quê gốc ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh cũ (nay thuộc xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội), nhưng trú quán ở thôn Đình Ngang, phía Nam thành Thăng Long, một thời gian gia đình dời đến gần chùa Linh Sơn bên cạnh hồ Trúc Bạch. Năm 1831, Cao Bá Quát thi đậu Cử nhân, sau thi Hội bị trượt. Năm 1841, vào Kinh đô Huế giữ chức Hành tẩu Bộ Lễ, sau thăng chức Lang trung. Vào cuối năm 1841, ông được cử đi làm sơ khảo ở Trường thi Hương Thừa Thiên. Cuối năm 1847, vua Tự Đức nghĩ ông là người tài, sai triệu vào Kinh cho làm việc ở Hàn Lâm viện, sưu tầm và xếp đặt văn thư. Trong thời gian làm quan, ông nhiều lần bị trách phạt, giáng chức, thậm chí chịu tù ngục do tính tình thẳng thắn cương trực

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12