Nhân vật lịch sử

Những nhân vật lịch sử của Việt Nam

Phan Châu Trinh (1872 - 1926)

  • 2 thg 12, 2
  • 164

Phan Châu Trinh còn được gọi Phan Chu Trinh, hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam. Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán. Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Chung, con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.

Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Hoàng Hoa Thám còn gọi là Đề Dương, Đề Thám hay Hùm xám Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp. Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, bố là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, bố mẹ Hoàng Hoa Thám đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai ông bà đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn (Nùng Văn Vân) ở Sơn Tây.

Đề Nắm

  • 2 thg 12, 2
  • 105

Đề Nắm, tên thật là Lương Văn Nắm, vốn sinh ra tại khu Rừng Tràm, làng Gia Tiến xưa. Khi bố mất, mới theo mẹ về quê ngoại tại làng Khủa, xã Tân Trung. Sinh thời, Lương Văn Nắm được biết là người có tài trí và sức khỏe hơn người, có tính cách ngang tàng, hào hiệp, thương người. Ông thường lấy của nhà giàu chia cho người nghèo. Chính vì vậy ông có nhiều kẻ ghét, sợ (thường là lũ cường hào trong vùng) nhưng ngược lại ông được nhân dân trong vùng quý mến. Vùng Yên Thế thế kỷ 19, giặc giã, cướp bóc nổi lên như ong, chính vì vậy dân các làng Hả, Lèo, Mạc cử ông làm thống lĩnh chống giặc cướp và sau này đồng lòng theo ông đánh giặc Tây.

Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902)

  • 2 thg 12, 2
  • 91

Nguyễn Trọng Hợp là quan nhà Nguyễn trải qua bảy triều vua từ Tự Đức đến Thành Thái, là đại thần nhà Nguyễn chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp. Ông tên thật là Nguyễn Văn Tuyên, hiệu Kim Giang, tên chữ Quế Bình Tử, tự Trọng Hợp, về sau dùng tên tự làm tên chính nên thường được gọi là Nguyễn Trọng Hợp. Nguyễn Trọng Hợp sinh năm Giáp Ngọ (1834), dòng dõi đại thần đời Hậu Lê là Nguyễn Công Thái, thân phụ của ông là cử nhân Nguyễn Cư quê làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Ông sống từ nhỏ ở quê hương, lớn lên đi học tại Hà Nội, là học trò của tiến sĩ Vũ Tông Phan và tiến sĩ Nguyễn Văn Lý - nhà giáo nổi tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ.

Trần Đình Túc (1818 - 1899)

  • 2 thg 12, 2
  • 121

Trần Đình Túc quê làng Hà Trung xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, đỗ cử nhân dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức, là quan đại thần nhà Nguyễn (thời Tự Đức), từng giữ các chức Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình), Hiệp biện Đại học sĩ. Trần Đình Túc là một trong những đại thần chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp, khi Pháp xâm lược Việt Nam.

Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926)

  • 2 thg 12, 2
  • 167

Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19. Ông quê ở làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, là hậu duệ đời thứ 30 của Nguyễn Trãi. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy

Đinh Công Tráng (1842 - 1887)

  • 2 thg 12, 2
  • 107

Đinh Công Tráng là lãnh tụ chính của khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào Cần vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam. Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842), quê làng Tráng Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tống Duy Tân (1837 - 1892)

  • 2 thg 12, 2
  • 130

Tống Duy Tân là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh trong lịch sử Việt Nam. Ông là người làng Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Năm Canh Ngọ (1870), ông đỗ cử nhân, đến năm Ất Hợi (1875), thì đỗ tiến sĩ. Bước đầu, ông được bổ làm Tri huyện, sau làm Đốc học Thanh Hóa rồi Thương biện tỉnh vụ. Tháng 7 năm 1885, hưởng ứng dụ Cần Vương, Tống Duy Tân được vua Hàm Nghi phong làm Chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa. Sau đó, ông tham gia xây dựng chiến khu Ba Đình.

Phạm Bành (1827 - 1887)

  • 2 thg 12, 2
  • 94

Phạm Bành là quan nhà Nguyễn, đã tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19. Phạm Bành quê ở làng Trương Xá (nay thuộc xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá), đậu cử nhân khoa Giáp Tý (1864). Ông làm quan đến chức Án sát tỉnh Nghệ An, là người nổi tiếng thanh liêm và biết quan tâm đến đời sống nhân dân.

Phạm Thận Duật (1825 - 1885)

  • 2 thg 12, 2
  • 111

Phạm Thận Duật là một đại thần triều Nguyễn. Ông là người cùng với Tôn Thất Phan thay mặt triều đình vua Tự Đức ký vào bản Hòa ước Giáp Thân 1884 (Hòa ước Pa-tơ-nốt). Ông cũng là một nhà sử học nổi tiếng, từng giữ chức vụ Phó tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám, là người duyệt cuối cùng bản Quốc sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục, từng là thầy dạy học cho hai hoàng thân là vua Dục Đức và Đồng Khánh sau này.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6