Tiểu sử của Đặng Công Chất (1621 - 1683)

Đặng Công Chất là người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nguyên quán của ông là xã Thái Bát, huyện Bất Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) thời vua Lê Thần Tông.

Đặng Công Chất (1621 - 1683):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Đặng Công Chất:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1621 ... ... Đặng Công Chất được sinh ra
1683 62 tuổi ... Đặng Công Chất mất

Thân thế và sự nghiệp của Đặng Công Chất:

Đặng Công Chất là người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nguyên quán của ông là xã Thái Bát, huyện Bất Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) thời vua Lê Thần Tông.


Ngay từ nhỏ, Đặng Công Chất đã tỏ ra rất hiếu học, quanh năm gần như không lúc nào rời sách thánh hiền. Mùa đông, trời lạnh, cậu bé Chất ra sân nằm phơi nắng cho ấm để đọc sách.

Có lần, người cha trông thấy con nằm co ro ngoài nắng đọc sách, đã buột miệng nói đùa, đại ý, nếu con sợ lạnh đến thế thì ta sẽ cho con kiểu đất "cấn bút, song quản sâm vân", tức là thế đất hình hai quản bút chỉ thẳng lên mây trời ở phía Đông. Câu này còn có nghĩa là ta sẽ cho con thế đất phát về văn chương, 5 đời mặc áo gấm không thôi.

Lớn lên, theo nghiệp lều chõng, Đặng Công Chất không phải lúc nào cũng được suôn sẻ mặc dù thi khoa Sĩ vọng kỳ đầu tiên đã được xếp loại ưu ngay. Văn của ông hay nhưng viết chữ cũng có lúc bị nhầm nên đã bị đánh hỏng ở kỳ thi tiếp đó. Quan triều lúc đó là người trọng tài, tiếc hơi văn hiếm có của Đặng Công Chất nên đã tâu lên với vua để vua triệu vào trong cung, ban cho chức dạy học.

Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", phải tới năm 1661, Đặng Công Chất, lúc đó đã gần tứ thập, mới đỗ Trạng nguyên (Tiến sĩ cập đệ), cùng với Đào Công Chính và Ngô Khuê. Vua ban cho ba Trạng nguyên áo bào đoạn màu đỏ, đai lưng dát bạc, vinh quy bái tổ về làng... Tiếp đó, Đặng Công Chất thi ứng chế, đỗ thứ nhất nên được phong chức Hiển cung Đại phu, Hàn lâm thị giảng... Hoạn lộ sau này của Đặng Công Chất nhìn chung thuận buồm xuôi gió.

Phương châm hành xử chính của ông có thể diễn giải bằng câu "Kẻ sĩ rất quý ở cương thường". Đặng Công Chất làm quan lúc nào cũng rất mực thanh cần. Nhà vua rất hay vời ông vào cung để giảng sách... Năm 1676, Trạng Gióng từng được vua cử cùng Hồ Sĩ Dương đề tựa bộ sách "Lam Sơn thực lục", "tham khảo bản cũ cùng các sách gia đình để sửa sang lại, chỗ nào sai thì chép lại cho đúng, chỗ nào sót thì bổ sung vào, cốt tiện đọc và truyền bá rộng rãi...".

Công việc của các ông đã được đời sau đánh giá xứng đáng... Những chức vụ cao nhất của Đặng Công Chất ở trong triều là Hình bộ Thượng thư và Binh bộ Thượng thư. Khi Trạng Gióng từ trần, ông được tặng Lại bộ Thượng thư, Thiếu Bảo, tước Bá...

Lấy nhân làm gốc

Tại chỗ ngồi của mình, Đặng Công Chất thường cho dán câu đối: "Lương năng do kỷ hữu, Chí nghiệp tự thiên thành" (Tài năng dù tự mình sẵn có, Sự nghiệp lớn phải nhờ trời mới nên).

Trong phép hành xử ở đời, Đặng Công Chất luôn lấy chữ tình và chữ nghĩa làm trọng. Ông hiểu những cái yếu của người đời nhưng không bao giờ lấy đó làm điều. Cũng theo sách "Đặng gia phả hệ Toản chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên - Lương Xá, Hà Tây", khi Đặng Công Chất thi ứng chế, các quan triều bình văn cho rằng văn của Đặng Công Chất hay hơn của người từng được cử vào chức Thị thư khoa trước là Nguyễn Quốc Khôi.

Nghe vậy, Nguyễn Quốc Khôi không phục và có ý gây khó dễ cho Đặng Công Chất khi ông được cử làm Thị thư mới. Thế nhưng, Trạng Gióng vẫn tươi cười như không và nhất mực đối đãi tử tế với người tiền nhiệm. Ngày Nguyễn Quốc Khôi mất, Đặng Công Chất đang phải để tang thân mẫu. Lệ thường, như Sách Lễ dạy, "khi đang để tang cha mẹ, không nên viếng điếu ai".

Thế nhưng, Đặng Công Chất khi nghe lời ngăn cản đã thốt lên: "Tăng Tử trong lúc có trọng tang, vẫn đến viếng thăm Tử Hạ" (Tăng Tử và Tử Hạ là các "đệ tử chân truyền" của Khổng Tử, hai trong số 72 người hiền). Tức là ông muốn nói, người quân tử đôi khi phải biết vượt qua những phép tắc thông thường mà ứng xử bất thường cho phải đạo nhân nghĩa. Không những thế, Đặng Công Chất còn viết văn tế Nguyễn Quốc Khôi với những lời thấm thía: "Ông bạn quý của tôi là bậc Trạng nguyên hiếu trung. Người quân tử chính trực. Nước không mất vì cái vẫn còn là đạo...".

Năm 1663, ông được phái đi làm Đốc thị xứ Nghệ An. Khi ấy, ở vùng Thiết Lâm, có khoảng vài ba trăm người dân cư trú ở khu vực biên giới, đóng nhà bè ngay ở khu cửa khe suối, náu mình làm nghề đạo tặc. Triều đình sai Đặng Công Chất một mình dẹp cướp.

Tìm hiểu rõ những nguyên nhân, nói theo ngôn ngữ bây giờ, kinh tế - xã hội dẫn tới nạn cướp bóc, Đặng Công Chất đã tìm cách phủ dụ, hợp pháp hóa đời sống của những người dân sở tại, lập làng xã, mở mang kinh tế và giáo huấn. Dần dà, vùng đó trở thành một nơi ăn nên làm ra.

Dân Thiết Lâm cảm cái ơn của Trạng Gióng đã lập sinh từ (đền thờ sống) Đặng Công Chất. Và một phần cũng nhờ thành tích giúp dân an cư lạc nghiệp ở Nghệ An nên Đặng Công Chất năm 1665 đã được triều đình thăng chức Gia hành Đại phu, Công bộ Hữu thị lang...

Trạng Gióng là một nhân tài như thế của đất Việt, chứ không của riêng họ Đặng.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Đặng Công Chất:

Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700)

  • 2 thg 12, 2
  • 423

Nguyễn Hữu Cảnh 1650-1700 tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn-Gia Định vào năm 1698.

Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1635)

  • 2 thg 12, 2
  • 82

Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam (ở ngôi từ 1614 đến 1635) sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Trong thời gian ở ngôi chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai khỏi chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là con thứ sáu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và một bà vợ họ Nguyễn. Ông sinh ngày 28 tháng 7 năm Quý Hợi, tức ngày 16 tháng 8 năm 1563.

Trịnh Tráng (1577 - 1657)

  • 2 thg 12, 2
  • 86

Trịnh Tráng là chúa Trịnh thứ 3 thời Lê Trung Hưng và là chúa thứ hai chính thức xưng vương khi còn tại vị, nắm thực quyền cai trị miền Bắc nước Đại Việt từ năm 1623 đến 1657. Về chính trị, ông là người củng cố địa vị cai trị của chế độ "vua Lê chúa Trịnh"; về quân sự, thời kỳ ông cầm quyền là bước chuyển căn bản giữa hai cuộc xung đột Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn. Ông là con trưởng của Bình An Vương Trịnh Tùng.

Trịnh Tùng (1550 - 1623)

  • 2 thg 12, 2
  • 103

Trịnh Tùng là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Xét theo thế thứ, ông là đời thứ hai của họ Trịnh kế tục nhau lãnh binh quyền "phù Lê". Tuy nhiên, vì cha của Trịnh Tùng là Trịnh Kiểm chỉ mới được phong tước công. Thụy hiệu Thái Vương của Trịnh Kiểm là do đời sau đặt. Phải từ thời Trịnh Tùng trở đi, họ Trịnh mới nhận tước vương khi còn tại vị, được gọi là chúa và lập thế tử, nên ông được xem là vị chúa Trịnh chính thức đầu tiên. Ông người làng Sáo Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, Việt Nam. Mẹ Trịnh Tùng là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim và là vợ thứ Trịnh Kiểm

Đặng Công Chất (1621 - 1683)

  • 29 thg 9, 2014
  • 126

Đặng Công Chất là người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nguyên quán của ông là xã Thái Bát, huyện Bất Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) thời vua Lê Thần Tông.

Nguyễn Đăng Đạo (1651 - 1719)

  • 29 thg 9, 2014
  • 118

Nguyễn Đăng Đạo là một trong số rất ít trạng nguyên làm quan tới chức tể tướng thời Lê trung hưng. Ông còn có tên là Trạng Bịu. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, hoạt bát.

Đào Duy Từ (1572 - 1634)

  • 1 thg 11, 2014
  • 103

Đào Duy Từ hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoa, Đại Việt, là người Thầy (quân sư) chính trị gia, quân sự, văn hóa và nhà thơ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, đệ nhất khai quốc công thần của các Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn. Cha ông tên là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp. Mẹ ông là người họ Nguyễn. Ông thông minh, và học rộng biết nhiều.

Nguyễn Văn Giai (1553 - 1628)

  • 8 thg 11, 2014
  • 80

Nguyễn Văn Giai sinh vào đêm 22 tháng Chạp năm Giáp Dần, tức ngày 14 tháng 1 năm 1553, là người thôn Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là một Tam nguyên Hoàng giáp, từng giữ chức Tể tướng, tước Thái bảo, Quận công, công thần "khai quốc" thời Lê trung hưng, nổi tiếng chính trực và biết giữ nghiêm pháp luật triều đình, có công bình định nhà Mạc, ông đồng thời cũng là một nhà thơ

Lê Công Hành (1606 - 1661)

  • 8 thg 11, 2014
  • 110

Lê Công Hành sống ở cuối đời Trần, đầu đời Lê (khoảng thế kỷ 14), sinh ngày 18 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1606), tên thật là Bùi Công Hành tại xã Quất Động, tổng Bình Lăng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ (nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội). Cuối đời Trần, ông lên đường dự thi vừa lúc quân Minh sang xâm lược nên khoa thi bị hủy. Ông ẩn náu trong rừng rồi theo Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Cuộc bình Ngô thành công, ông được Lê Thái Tổ trọng dụng.

Nguyễn Phúc Thái (1650 - 1691)

  • 30 thg 11, 2022
  • 0

Nguyễn Phúc Thái là người nổi tiếng rộng rãi, giảm nhẹ hình phạt, thuế khoá, trọng dụng quan lại cũ, trăm họ đều vui mừng. Chúa quy định lại tang phục cho có lợi, bởi vì vào thời ấy, mỗi khi có quốc tang thì người dân dù người già, trẻ con đều la khóc kêu gào, bỏ việc đồng áng, lao động. Chúa quy định người trong Tông thất và thân trần để tang 3 năm; cai đội trở lên để tang 2 tuần; Nội ngoại đội chưởng, văn chức, câu kê để tang đến giỗ đầu; còn quân dân để tang đến Tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy).

Nguyễn Qúy Đức (1648 - 1720)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Nguyễn Quý Đức sinh tại làng Thiên Mỗ, thuộc Thăng Long (tức làng Đại Mỗ, nay thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, cha ông đỗ sinh đồ, khi ông đỗ Thám hoa cha được ấm phong Đô đài Ngự sử Nguyễn Quý Cường. Năm lên 8 tuổi, Nguyễn Quý Đức theo học với chú họ (tự là Đạo Thông, nguyên là Tri huyện), và nổi tiếng là "kỳ đồng" ngay từ thuở nhỏ. Năm 15 tuổi (1663), ông đỗ Hương cống (cử nhân), được thụ chức Hàn lâm viện Hiệu thảo. Sau đó, ông theo học với Tiến sĩ họ Lê (người làng Tam Lộng, huyện Lôi Dương, Thanh Hóa).

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1