Nhân vật lịch sử
Những nhân vật lịch sử của Việt Nam
Hồ Hán Thương (? - 1407)
- 2 thg 12, 2
- 110
Hồ Hán Thương là con thứ của Hồ Quý Ly, em Hồ Nguyên Trừng, vua thứ hai và cũng là vua cuối cùng của nhà Hồ, cai trị nước Đại Ngu từ năm 1401 đến 1407. Ngày 12-5 năm Đinh Hợi (1407), Hồ Hán Thương cùng cha Hồ Quý Ly và anh Hồ Nguyên Trừng đều sa vào tay giặc Minh ở cửa biển Kì La. Giặc Minh giải cha con ông về Kim Lăng. Con ông là Hồ Nhuế cùng chung số phận. Sau đó, ông và cha bị giặc giết, chỉ còn anh và con ông được chúng thu dụng.
Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446)
- 2 thg 12, 2
- 178
Hồ Nguyên Trừng còn có tên là Lê Trừng là nhà kỹ thuật quân sự, là một công trình sư lỗi lạc, ông cũng là người phát minh ra phương pháp đúc súng "thần cơ". Hồ Nguyên Trừng là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông là con trai cả của vua Hồ Quý Ly, và là anh của vua Hồ Hán Thương. Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Đầu năm 1400, cha ông truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên ngôi vua, lập nên nhà Hồ. Sau đó, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc.
Nguyễn cảnh Chân (1355 - 1409)
- 2 thg 12, 2
- 98
Nguyễn Cảnh Chân là danh tướng chống quân Minh đời Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông người làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cuối thời nhà Trần, Nguyễn Cảnh Chân làm an phủ sứ Hoá Châu (nay là Thừa Thiên-Huế). Sau khi Hồ Hán Thương lên ngôi vua, Nguyễn Cảnh Chân được phong làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa cai quản các châu phía Nam mới chiếm của Chiêm Thành.
Đặng Tất (? - 1409)
- 2 thg 12, 2
- 94
Đặng Tất sinh ra và lớn lên ở làng Tả Thiên Lộc (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Tuy không sinh ra ở Thăng Long, nhưng ông tổ 4 đời của Đặng Tất là Đặng Bá Kiển là người Thăng Long. Bởi vậy, nguyên quán của Đặng Tất vẫn là Thăng Long. Ông nội của Đặng Tất là Đặng Bá Tĩnh từng đỗ Thám hoa và làm quan dưới thời nhà Trần. Đặng Tất thi đậu Thái học sinh thời nhà Trần và được bổ làm tri phủ Hoá Châu nay là vùng Hải Lăng, Quảng Trị. Sau đó lại chuyển đến huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
- 2 thg 12, 2
- 172
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi đất nước bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.
Lê Lai (? - 1418)
- 2 thg 12, 2
- 131
Lê Lai là một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, người đã hy sinh thân mình cứu chủ tướng Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh. Lê Lai người gốc Mường, thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang (Thanh Hoá), là con của Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng.
Lê Thái Tổ (1385 - 1433)
- 2 thg 12, 2
- 124
Lê Thái Tổ tên húy là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê. Lê Lợi là con của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Ông sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Nguyễn Xí (1396 - 1465)
- 2 thg 12, 2
- 110
Nguyễn Xí là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, sinh ra ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, gốc người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Việt Nam. Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình làm nghề buôn bán muối rất nghèo khổ. Năm 1405, thân phụ ông là Nguyễn Hội qua đời, ông được người anh ruột là Nguyễn Biện đưa ra Lam Sơn và được Lê Lợi nuôi trong nhà như con.
Nguyễn Chích (1382 - 1448)
- 2 thg 12, 2
- 136
Nguyễn Chích hay Nguyễn Chính là công thần khai quốc nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Khi quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại, Nguyễn Chích đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa khá lớn ở ngay vùng Hoàng Sơn và Nghiêu Sơn. Ông đã lập nên một khu căn cứ rất lợi hại tại vùng này sử gọi là khu căn cứ Hoàng-Nghiêu. Ở đấy, lực lượng của Nguyễn Chích đã có lúc lên tới hơn một ngàn người và ông đã từng cho quân đi đánh phá khắp các vùng Đông Sơn, Nông Cống, Ngọc Sơn... khiến cho quân Minh phải nhiều phen chống đỡ rất vất vả.
Trần Nguyên Hãn (? - 1429)
- 2 thg 12, 2
- 123
Trần Nguyên Hãn là một danh tướng trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, ông là một trong những khai quốc công thần của nhà Lê, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng giặc Minh xâm lược. Trần Nguyên Hãn là dòng dõi tôn thất nhà Trần, hậu duệ của Thái sư Trần Quang Khải, cháu nội quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Ông quê tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là người văn võ song toàn, kiến thức và tầm nhìn chiến lược, tuy nhiên cũng là một trong những công thần phải chịu cái chết bi thảm ở triều vua Lê Thái Tổ.
Bài viết phổ biến
Đăng Nhập Mu88: Rinh Ngay Tiền Thưởng, Quà Tặng Siêu Khủng
18 thg 12, 2024
Mơ thấy bị bệnh - Khám phá ý nghĩa bên trong
12 thg 12, 2024
Bắn Cá Nổ Đảo – Game Bắn Cá Đổi Thưởng Hút Nhất Năm 2024
9 thg 12, 2024
Đá phạt trực tiếp: Pha ghi bàn đỉnh cao từ cầu thủ!
8 thg 12, 2024
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống