Tiểu sử của Võ Đình Tú (? - 1799)

Danh tướng nhà Tây Sơn, được người cùng thời liệt vào danh sách Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh sinh trong một gia đình giàu có ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc H.Tây Sơn, tỉnh Bình Định), được một nhà sư dạy binh pháp và võ nghệ từ thuở nhỏ. Ông chẳng những côn quyền xuất chúng, binh pháp tinh thông mà còn có tài bắn cung, nhảy cao, cưỡi ngựa... Đến khi ba anh em nhà Tây Sơn tụ nghĩa, Võ Văn Dũng giới thiệu Võ Đình Tú với Nguyễn Nhạc. Theo Địa chí Bình Định, Võ Đình Tú được Nguyễn Huệ tin yêu như ruột thịt, hay bàn chuyện quân cơ. Có lần, Nguyễn Huệ nói với các tướng: “Đình Tú có tài văn, võ; ngày sau sẽ là bề tôi rường cột”. Còn Bùi Thị Xuân cũng vì quý tài ông mà tặng một lá cờ đào có thêu bốn chữ vàng: "Thiết côn vô địch".

Võ Đình Tú (? - 1799):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Võ Đình Tú:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
... ... ... Võ Đình Tú được sinh ra
1789 ... Thăng Long Hà Nội Nghệ An Vua Quang Trung đại phá quân Thanh
1799 ... ... Võ Đình Tú mất

Thân thế và sự nghiệp của Võ Đình Tú:

Danh tướng nhà Tây Sơn, được người cùng thời liệt vào danh sách Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh sinh trong một gia đình giàu có ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc H.Tây Sơn, tỉnh Bình Định), được một nhà sư dạy binh pháp và võ nghệ từ thuở nhỏ. Ông chẳng những côn quyền xuất chúng, binh pháp tinh thông mà còn có tài bắn cung, nhảy cao, cưỡi ngựa... Đến khi ba anh em nhà Tây Sơn tụ nghĩa, Võ Văn Dũng giới thiệu Võ Đình Tú với Nguyễn Nhạc. Theo Địa chí Bình Định, Võ Đình Tú được Nguyễn Huệ tin yêu như ruột thịt, hay bàn chuyện quân cơ. Có lần, Nguyễn Huệ nói với các tướng: “Đình Tú có tài văn, võ; ngày sau sẽ là bề tôi rường cột”. Còn Bùi Thị Xuân cũng vì quý tài ông mà tặng một lá cờ đào có thêu bốn chữ vàng: "Thiết côn vô địch".


Khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa, Võ Đình Tú được phong chức Đại Tổng lý. Cùng với Bùi Thị Xuân, ông quản lý và phòng thủ doanh trại ở vùng Tây Sơn. Biết Đặng Xuân Phong là một tráng sĩ, cũng giỏi côn quyền như mình; ông đã cùng Bùi nữ tướng đến mời và được ông này ra giúp.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế, phong Võ Đình Tú làm Thái úy. Khi Nguyễn Huệ đánh chiếm Phú Xuân, có Đình Tú đi theo. Ở đây, có lần ông và Đặng Xuân Phong bị Bùi Đắc Tuyên (khi ấy mới làm Thị lang bộ Lễ) xui trổ tài đấu côn, để mua vui cho Thái tử Nguyễn Quang Toản. Vị nể vị vua tương lai, nên hai ông miễn cưỡng tuân lệnh. Biết được, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) liền quở trách tất cả, và cấm tuyệt Đắc Tuyên không được bày trò làm mất thế thống đại thần.

Năm 1792, vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) nối ngôi. Ngoại thích Bùi Đắc Tuyên được sủng ái lên làm Thái sư, rồi mỗi ngày một thêm lộng quyền, khiến nội bộ sinh nạn bè phái, kình chống lẫn nhau.

Tướng Trần Quang Diệu hay tin dữ, kéo binh về, đóng ở bờ Nam sông Hương. Võ Văn Dũng liền đem quân bản bộ đóng ở bờ Bắc sông Hương, mượn lệnh vua để chống lại Quang Diệu. Nhờ Võ Đình Tú lấy tình thân quen của cả đôi bên, nên hòa giải được mối hiềm khích giữa hai vị tướng này.

Đến khi ấy, thì vua Cảnh Thịnh lại sợ Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng; vốn là bạn bè cũ, nay lại ở gần nhau e bất lợi cho mình, bèn phong Đình Tú chức Binh bộ Tham tri, sai vào coi quân ở Quy Nhơn và Phú Yên.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Võ Đình Tú:

Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872)

  • 8 thg 11, 2014
  • 107

Cụ Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1799 tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Lúc đầu có tên là Định, tự là Tồn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ. Trên các sáng tác về văn học, Cụ vẫn thường lấy tên là Nguyễn Siêu.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4