Địa điểm Nghệ An

Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, trung tâm hành chính của Nghệ An là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Thời Bắc thuộc, Nghệ An và Hà Tĩnh cùng có tên là Hoan Châu, đến đời nhà Lý, Trần đổi thành Nghệ An châu, có tên là xứ Nghệ vào năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông, rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh . Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Nghệ An:

Diễn biễn lịch sử:

Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, trung tâm hành chính của Nghệ An là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Thời Bắc thuộc, Nghệ An và Hà Tĩnh cùng có tên là Hoan Châu, đến đời nhà Lý, Trần đổi thành Nghệ An châu, có tên là xứ Nghệ vào năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông, rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh . Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.


Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

  • 2 thg 12, 2
  • 398

Tháng 11-1406, quân Minh sang xâm lược nước ta. Sau thất bại của nhà Hồ, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi. Trần Ngỗi vốn là con thứ của vua Trần Nghệ Tông, ông được một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa lên làm minh chủ, Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.

Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

  • 2 thg 12, 2
  • 422

Sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại, tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi bị tan rã, hai tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bi Trần Ngỗi giết chết, con trai của Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng (con của Trang Định vương Trần Ngạc, cháu nội vua Trần Nghệ Tông) lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

  • 2 thg 12, 2
  • 661

Sau khi nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi như cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này lần lượt thất bại. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi một hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã dốc hết tài sản dể chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước tìm về càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

Quân Lam Sơn giải phóng Nghệ An (1424 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 169

Năm 1416, Lê Lợi và các cộng sự mở Hội thề Lũng Nhai, bắt đầu khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Ban đầu nghĩa quân lập chiến khu ở vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa) nhưng lực lượng mỏng lại bị quân Minh trấn áp quyết liệt, nên phải rút về lập chiến khu mới ở vùng núi Chí Linh. Tại Chí Linh, quân Việt tiếp tục gặp phải khó khăn về lương thực và lực lượng, bị quân Minh tấn công dữ dội. Sau thời gian tạm hòa, cuối năm 1424 quân Minh tiến công nghĩa quân. Trước tình hình này, Nguyễn chích đề nghị tạm rời Chí Linh (Thanh Hóa) để chuyển quân về Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, dựa vào đó có thể quay ra đánh lấy Đông Đô

Quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1425 - 1426)

  • 2 thg 12, 2
  • 316

Sau khi giải phóng Nghệ An, tháng 8-1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân… được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

Nhà Mạc sụp đổ (1592 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 369

Mạc Đăng Dung tuy giành được ngôi vua nhưng lực lượng ủng hộ nhà Lê còn rất mạnh. Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim không thần phục nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao (Lào), tập hợp lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Kim tìm một người tên là Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông.

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1471 - 1751)

  • 2 thg 12, 2
  • 330

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An.

Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (1789 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 568

Năm 1787 vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Năm 1788, 29 quân Thanh ồ ạt tiến vào miền bắc nước ta. Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc

Kỷ niệm ngày Quốc tế lao động trên cả nước (1930 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 135

Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Vào các ngày 1 tháng 5, tại nhiều nước trên thế giới, có khi tại Mỹ và Canada, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ. Vào ngày này, các phong trào cộng sản, cánh tả, các tổ chức theo chủ nghĩa vô chính phủ cùng với các công đoàn liên minh thực hiện các cuộc tuần hành trên đường phố yêu cầu mở rộng các quyền lao động và an sinh xã hội.

Nguyễn Trường Tộ đề cử hai phương sách chống Pháp (1870 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 134

Nguyễn Trường Tộ, giáo dân người Nghệ An, đề nghị hai phương sách tối mật để chống Pháp: 1- Cử người vào Gia Định để vừa dò xét Pháp, vừa dùng kế “thuyết khách” sao cho Pháp trả lại 6 tỉnh, rút hết quân đội về nước để dẹp lọan trong nước, rồi sau đó trở lại buôn bán ở Việt Nam, cũng như người Anh ở Hạ Châu (Mã Lai). 2- Nên đặt quan hệ mật thiết với nước Anh, để hạn chế hành động của Pháp.

Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 134

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ Tịch ngay từ thời niên thiếu.

Cuộc nổi dậy của binh lính Đô Lương (1941 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 175

Từ đầu năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng lan rộng và có ảnh hưởng đến tinh thần các binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính rất bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp trong cuộc chiến với Thái Lan nên đã hình thành nên sự phản kháng trong hàng ngũ của một số tầng lớp binh lính, trong đó nổi bật nhất là binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương - Nghệ An), người đứng đầu nhóm binh lính đó là Nguyễn Văn Cung.

Khoảng 14 vạn năm trước: Phát hiện răng người vượn ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu, Nghệ An) (-14000 - ?)

  • 1 thg 11, 2014
  • 146

Ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu, Nghệ An) có răng người vượn cùng với xương và răng của các động vật thuộc thế Cánh tân như voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi lùn… Ở đây cũng đã tìm thấy răng vượn khổng lồ. Răng người ở Thẩm Ồm vừa có những đặc điểm của người vượn đi thẳng muộn, vừa có những đặc điểm của Người vượn hiện đại (Homo sapiens).

Nhân vật liên quan đến địa điểm này

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

  • 2 thg 12, 2
  • 278

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Tổng bí thư) trong thời gian 1951 – 1969.

Tạ Quang Bửu (1910 - 1986)

  • 24 thg 9, 2014
  • 37

Tạ Quang Bửu sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910, trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1922, ông thi vào trường Quốc học Huế và đỗ thứ 11. Sau đó ông ra Hà Nội học trường Bưởi. Năm 1929, sau khi đỗ đầu tú tài Việt và đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, ông nhận được học bổng của Hội Như Tây Du học của Nguyễn Hữu Bài và sang Pháp học.

Bạch Liêu (1236 - 1315)

  • 29 thg 9, 2014
  • 133

Một trí thức tài hoa lỗi lạc như ông mà tài liệu về ông còn rất ít. "Ðại Việt sủ ký toàn thư" chép vắn tắt: "Tháng ba năm Thiên Long thứ chín đời Trần Thánh Tông, khoa thi lấy Kinh trạng nguyên Trần Cố, Trại trạng nguyên Bạch Liêu. Bạch Liêu là người Nghệ An, thông minh, nhớ lâu, đọc sách mười dòng một nháy mắt". Tư chất thông minh, trình độ học vấn như thế quả là xuất chúng.

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822)

  • 28 thg 3, 2015
  • 52

Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới. Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam 1954 - 1975.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6