Địa điểm Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định.

Hồ Chí Minh:

Diễn biễn lịch sử:

Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định.


Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901.

Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay với tổng diện tích hơn 2.095 km2, được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của nước Việt Nam; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Gia Định (1859 - 1859)

  • 2 thg 12, 2
  • 709

Quân Pháp với mong muốn đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi sẽ "giáng cho Huế một đòn quyết định", để có thể làm chủ nước Đại Nam nhưng vì vấp phải sự kháng cự của nhân dân nên chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Bị cầm chân ở Đà Nẵng, tướng Charles Rigault de Genouilly buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người) và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm Gia Định. Tháng 2 năm 1859, liên minh Pháp và Tây Ban Nha đã đưa quân vào để đánh chiếm và phá hủy nhiều công trình quân sự của Vương triều nhà Nguyễn, trong đó có thành Gia Định. Trận đánh thành Gia Định bắt đầu vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1859 và kết thúc khoảng 10 giờ trưa cùng ngày.

Phong trào “Đón Gôđa” (1937 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp phải cử một phái đoàn do Giuyxtanh Gôđa (Justin Godart) dẫn đầu sang Đông Dương để điều tra tình hình.

Tổng thống Pháp ra sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn (1877 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 155

Ngày 8 tháng 1 năm 1877 tổng thống Pháp ra sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Sắc lệnh này được ban hành ngày 16-5-1877. Thành phố Sài Gòn do một viên Đốc lý, 2 viên Phó đốc lý và một Hội đồng thành phố cai quản. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố lớn hoặc thành phố cấp một. Đứng đầu là viên Đốc lý, có mọi quyền hành tương đương như Công sứ đầu tỉnh.

Thành lập Hội Văn hóa cứu quốc (1943 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 131

Dưới ánh sáng của bảng Đề cương Văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc được thành lập tại Hà Nội theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) đã đặt ra: “Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn vào hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc chống lại văn hóa phát xít thụt lùi. Ở những đô thị văn hóa như Hà Nội, Sài Gòn, Huế v.v…phải gây ra những tổ chức văn hóa cứu quốc và phải dùng những hình thức công khai hay bán công khai đặng đoàn kết các nhà văn hóa và trí thức…”.

Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 175

16 giờ ngày 9-3, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. 18 giờ, Đại sứ Matsumôtô đến ký hiệp ước và đến 19 giờ trao cho Toàn quyền Đông Dương Đờcu một tối hậu thư với nội dung buộc Pháp phải hợp tác chặt chẽ với Nhật trong việc phòng thủ Đông Dương trước nguy cơ quân đội Anh, Mỹ đổ bộ, do đó Nhật buộc Pháp phải đặt toàn bộ lực lượng vũ trang, các cơ sở hậu cần dưới quyền chỉ huy của Nhật và tất cả các quan chức Pháp phải phục tùng sự chỉ huy của Nhật. Tối hậu thư buộc Toàn quyền Đông Dương phải trả lời trước 21 giờ. Phía Pháp xin hoãn thời gian trả lời lấy lý do là phải hỏi ý kiến Bộ tư lệnh quân Pháp đóng ở Hà Nội. Phía Nhật coi đó là hành động bác bỏ tối hậu thư và 21 giờ 20, Nhật hạ lệnh tấn công Pháp. Hầu như không gặp phải một sự kháng cự đáng kể nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp.

Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 138

Tại Sài Gòn, tối 20-8, Việt Minh đã tổ chức mít tinh trong thành phố kêu gọi khởi nghĩa. Ngày 24-8, nhiều cuộc biểu tình, tuần hành của quần chúng cách mạng đã diễn ra trên các đường phố. Đêm 24-8, nhiều công sở bị lực lượng cách mạng chiếm đóng. Sáng 25-8, lực lượng cách mạng làm chủ hòan toàn thành phố. Khởi nghĩa kết thúc bằng cuộc biểu tình khổng lồ của một triệu quần chúng chào mừng Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ, do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch, ra mắt.

Thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn Nhân dân Nam Bộ đứng lên chống thực dân Pháp trở lại xâm lược (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 401

Chỉ 3 tuần lễ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. 6.000 quân Pháp dựa vào hơn 1 vạn quân Anh đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.

Ngày toàn quốc chống Mỹ (1950 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 156

Đế quốc Mỹ cho 2 tàu chiến Anđécxơn và Stíchken cập bến Sài Gòn, chuẩn bị thao diễn lực lượng để uy hiếp tinh thần đồng bào ta. Hàng vạn đồng bào Sài Gòn xuống đường tuần hành thị uy hô vang các khẩu hiệu “Đế quốc Mỹ cút đi”, “Đả đảo đế quốc Pháp và bù nhìn tay sai”, “Hồ Chí Minh muôn năm”.

Pháp giành quyền bảo hộ Nam kỳ (1858 - 1862)

  • 31 thg 3, 2015
  • 110

Pháp giành quyền bảo hộ Nam kỳ hay còn gọi là Chiến dịch Nam Kỳ kéo dài từ 1.8.1858 đến 5.6.1862. Chiến dịch Nam Kỳ bắt đầu từ lúc Pháp phát động cuộc chiến tranh đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà - Đã Nẵng vào năm 1858. Sau khi Pháp giành thắng lợi, nhà Nguyễn cắt đất cầu hòa và ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862, giành quyền bảo hộ Nam kỳ cho người Pháp. Bản Hòa ước này là tiền đề cho người Pháp trong việc giành quyền bảo hộ toàn lãnh thổ Đại Nam.

Nguyễn Tri Phương thất thủ tại Đại đồn Chí Hòa (1861 - 1861)

  • 31 thg 3, 2015
  • 197

Trận đánh tại Đại đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương trấn thủ là một trận đánh trong Chiến dịch Nam Kỳ của cuộc chiến tranh giữa Thực dân Pháp và Đại Nam vào năm 1801. Thống đốc quân Nguyễn Tri Phương thất thủ, Đại đồn Chí Hòa rơi vào tay người Pháp, triều đình nhà Nguyễn từ việc thủ để hòa chuyển sang chủ hòa, đất đai Đại Nam lần lượt rơi vào tay người Pháp.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975 - 1975)

  • 5 thg 5, 2015
  • 38

Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (tại Sài Gòn) và kéo theo các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này thắng lợi đã chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo

Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968 - 1968)

  • 7 thg 5, 2015
  • 55

Tháng 12.1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp, ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Nghị quyết của Bộ Chính trị sau đó được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 1.1968 thông qua và trở thành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968) nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ.

Nhân vật liên quan đến địa điểm này

Huỳnh Mẫn Đạt (1807 - 1883)

  • 2 thg 10, 2014
  • 99

Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883) quê ở làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định ( nay là TP. HCM ); có sách cho rằng ông là người ở Rạch Giá - Kiên Giang.

6 Khải (1933 - 2018)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông là Thủ tướng Chính phủ thứ năm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006. Ông được đánh giá là nhà lãnh đạo kĩ trị, đổi mới và nhân hậu.

Vinh Sử (1943 - 2022)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một nhạc sĩ nhạc vàng có nhiều sáng tác được yêu thích.

Võ Trường Toản (1709 - 1792)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông hiệu Sùng Đức do chúa Nguyễn Phước Ánh (còn gọi là Nguyễn Ánh, sau thống nhất đất nước trở thành hoàng đế Nguyễn Thế Tổ) phong tặng; là một nhà giáo Việt Nam nổi tiếng "học rộng, có tài thao lược và đức hạnh hơn người" ở Gia Định vào thế kỷ XVIII.

Trần Văn Chương (1898 - 1986)

  • 29 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một luật sư Việt Nam, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời kỳ Đế quốc Việt Nam, rồi Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhất Cộng hòa trước khi được bổ nhiệm là đại sứ tại Mỹ. Ông là anh của Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ và là cha của Đệ Nhất Phu nhân thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Trần Lệ Xuân.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0