Địa điểm Gia Định (1698 - ?)

Gia Định là một địa danh cũ ở miền Nam Việt Nam. Trải bao biến cố, ngày nay, địa danh ấy chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

Gia Định (1698 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Gia Định là một địa danh cũ ở miền Nam Việt Nam. Trải bao biến cố, ngày nay, địa danh ấy chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.


Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp (nay là Campuchia). Tuy nhiên, các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa. Theo sử liệu, lưu dân Việt đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17.

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang đến hàng ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ. Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự khẩn hoang lập ấp này, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phước Long (giờ là Biên Hòa) và Tân Bình (Sài Gòn, khu vực khoảng từ từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông). Cả vùng diện tích rộng khoảng 30.000 km2.

Năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long (tức chúa Nguyễn Phúc Ánh) cho đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm Mậu Thìn (1808) định lại bờ cõi trấn Gia Định được đổi thành Gia Định Thành. Thành Bát Quái là một thành được Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyện Bình Dương, đất Gia Định, sau này là Sài Gòn, kể từ ngày 4 tháng 2 năm 1790 theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây. Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là "Bát Quái". Thành còn có tên khác là "Thành Quy".Đây là ngôi thành có vai trò rất quan trọng về mặt chính trị quân sự địa lý của vùng Gia Định trong một khoảng thời gian dài.

Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn, 1832), sau khi Lê Văn Duyệt từ trần, nhà vua bãi bỏ chức Tổng trấn, chia miền Nam Việt Nam ra làm 6 tỉnh là: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (gọi chung là Nam Kỳ lục tỉnh), và không đặt một viên quan nào cai trị chung cho cả lục tỉnh nữa. Đơn vị hành chính Gia Định Thành kể như bị xóa sổ từ năm ấy (1832).

Năm 1956, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Gia Định là một trong 22 tỉnh của Nam phần (tức Nam Kỳ lục tỉnh), không kể Đô thành Sài Gòn. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, tháng 5 năm đó, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận: Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, cộng thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số video về Gia Định

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào miền Nam (1698 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 271

Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Nam Bộ được sát nhập vào cương vực Việt Nam

Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1777 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 802

Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (thuộc huyện An Khê, Gia Lai) tập hợp lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa. Mùa thu năm 1773, nghĩa quân đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 1169

Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm và đuổi Nguyễn Ánh khỏi đất Gia Định, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc giao nhiệm vụ chỉ huy quân Tây Sơn tiến đánh quân Trịnh ở Phú Xuân.

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

  • 2 thg 12, 2
  • 642

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi là một cuộc nổi dậy chống lại triều đình xảy ra vào thời vua Minh Mạng. Sự kiện này diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835 ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, lãnh đạo của cuộc nổi dậy này là Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt.

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 500

Hiệp ước Nhâm Tuất được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere.

Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Gia Định (1859 - 1859)

  • 2 thg 12, 2
  • 709

Quân Pháp với mong muốn đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi sẽ "giáng cho Huế một đòn quyết định", để có thể làm chủ nước Đại Nam nhưng vì vấp phải sự kháng cự của nhân dân nên chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Bị cầm chân ở Đà Nẵng, tướng Charles Rigault de Genouilly buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người) và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm Gia Định. Tháng 2 năm 1859, liên minh Pháp và Tây Ban Nha đã đưa quân vào để đánh chiếm và phá hủy nhiều công trình quân sự của Vương triều nhà Nguyễn, trong đó có thành Gia Định. Trận đánh thành Gia Định bắt đầu vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1859 và kết thúc khoảng 10 giờ trưa cùng ngày.

Pháp cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa ra bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản (1860 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 131

Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Việt Nam cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản có nội dung như sau: 1- Hai bên chấm dứt mọi xung đột, ký kết hòa hiếu với nhau. 2- Sứ thần của Pháp được sử dụng đường bộ để đi từ Đà Nẵng vào kinh đô Huế. 3- Nước Nam đặt quan hệ ngoại giao với nước nào, thì nước Pháp cũng coi đó là bạn. 4- Triều đình Huế phải khoan tha, không được trả thù những người cộng tác với Pháp. 5- Pháp sẽ rút quân, ngay khi hòa ước này được hai bên ký kết.

Triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào Nam chỉ huy quân thứ Gia Định, tổ chức đánh Pháp (1860 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 191

Triều đình cử Nguyễn tri Phương giữ chức Tổng thống quân vụ vào Nam chỉ huy quân thứ Gia Định, tổ chức việc đánh Pháp. Trước triều đình, Nguyễn Tri Phương đã vạch rõ âm mứu của giặc và đề xuất biện pháp chống địch.

Triều đình Huế cử phái đòan sang Pháp thương lượng chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1863 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 327

Triều đình Huế cử phái đoàn sang Pháp với nhiệm vụ thương lượng chuộc lại bằng tiền ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường); đồng ý nhường hẳn cho Pháp chiếm đóng tại địa hạt thuộc tỉnh thành Gia Định (tức Sài Gòn), vùng phụ cận ngoại thành Định Tường, vùng Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Biên Hòa, và đảo Côn Lôn.

Pháp đòi triều đình Huế giao cả ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp (1866 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Pháp cử phái viên đi tàu ra cửa Thuận An đưa thư đòi triều đình Huế phải giao nốt ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên cho chúng, và hứa nếu được như vậy, chúng sẽ không đòi số bạc bồi thường chiến phí còn thiếu và sẽ giúp triều đình bình định vùng biển. Triều đình cử Phan Thanh Giản vào Gia Định thương lượng xin được giữ nguyên hòa ước đã ký năm 1862.

Triều đình Huế gởi thư cho Soái phủ Pháp ở Gia Định xin Pháp trả lại 6 tỉnh Nam Kỳ (1870 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 126

Lợi dụng cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, triều đình Huế viết thư gửi Soái phủ Pháp ở Gia Định để xin Pháp trả lại 6 tỉnh Nam Kỳ. Soái phủ Pháp chỉ viết thư đáp lễ chứ không hề đề cập tới đề nghị đó của triều đình. Trước thái độ của Pháp, triều đình Huế chỉ còn biết tự an ủi nhau là : “Ta đương có việc ở biên giới phía bắc (tức việc bọn thổ phỉ Trung Quốc) việc ở nước Tây chưa nên nhân tiện hành động”.

Pháp đánh chiếm Biên Hòa (1861 - 1862)

  • 31 thg 3, 2015
  • 62

Từ 14.12.1861 và kết thúc vào ngày 7.1.1862, Pháp đem quân đánh vào đồn Biên Hòa. Đây là cuộc chiến nằm trong chiến dịch Nam kỳ của người Pháp giai đoạn 1858 -1884. Mục đích chính của cuộc đánh chiếm là nhằm ngăn chặn các cuộc nổi dậy của phong trào kháng chiến và đề phòng những cuộc tiến công của quân triều đình Huế từ hướng Bình Thuận vào, hòng giữ vững sự đô hộ của người Pháp. Thời đó, Biên Hòa là tỉnh đầu tiên của Nam Kỳ lục tỉnh, khi đi từ Bình Thuận vào miền Nam. Năm 1808, vua Gia Long cho đổi là trấn Biên Hòa thuộc thành Gia Định. Năm 1836, vua Minh Mạng đổi là tỉnh Biên Hòa và cho xây dựng thành Biên Hòa vào một năm sau đó.Thành được xây bằng đá ong, kiểu Vauban. Chu vi dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc. Ngoài thành có hào rộng 4 trượng, sâu 6 thước bao bọc xung quanh. Thành có 4 cổng và 1 kỳ đài.

Nhân vật liên quan đến địa điểm này

Từ Dũ (1810 - 1902)

  • 24 thg 10, 2014
  • 134

Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) tên húy là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19 tháng 5 năm Canh Ngọ (1810) tại Giồng Sơn Quy (Gò Rùa), làng Gò Công, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định (sau thuộc tỉnh Gò Công, nay thuộc Tiền Giang). Bà là trưởng nữ của Quốc công Phạm Đăng Hưng và bà Phạm Thị Vị.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6