Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh (1975 - 1975)

  • 9 thg 5, 2015
  • 87

Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh, là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch diễn ra trong khoảng 9-20.4.1975 giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân lực Việt Nam Cộng hoà (QLVNCH). Chiến dịch này là một mốc quan trọng của quá trình tiến tới sự kiện 30.4.1975, vì Xuân Lộc là khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa - Xuân Lộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) của QLVNCH để phòng giữ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn.

Trận Tà Mây - Làng Vây (1968 - 1968)

  • 11 thg 5, 2015
  • 35

Trận Tà Mây - Làng Vây là một trận đánh then chốt trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), diễn ra vào đêm ngày 6.2, rạng sáng7.2.1968. Đây là trận đánh đầu tiên có sự tham gia của lực lượng tăng thiết giáp QĐNDVN trong Chiến tranh Việt Nam

Trận Cửa Việt

  • 11 thg 5, 2015
  • 27

Trận Cửa Việt diễn ra từ ngày 25.1 đến ngày 31.1.1973, khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) thực hiện nỗ lực tái chiếm Cảng Cửa Việt từ tay Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) ngay trước khi việc ngừng bắn theo Hiệp định Paris chính thức có hiệu lực, cũng như cuộc phản công của QĐNDVN nhằm đánh bật đối phương diễn ra ngay sau đó. Kết quả là QĐNDVN tiếp tục chiếm giữ Cảng Cửa Việt, buộc QLVNCH phải rút lui sau khi chiếm được cảng trong một thời gian ngắn.

Chiến dịch Bầu Bàng – Dầu Tiếng (1965 - 1965)

  • 11 thg 5, 2015
  • 32

Chiến dịch tiến công của LLVT miền Đông Nam Bộ đánh Lữ đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 1) của Mĩ và Trung đoàn bộ binh 7 (Sư đoàn 5) QĐ Sài Gòn ở khu vực Bàu Bàng - Dầu Tiếng (t. Thủ Dầu Một, nay thuộc t. Bình Dương), nhằm tiêu hao sinh lực, phá kế hoạch hành quân "tìm diệt" của Mỹ và Quân đội VNCH, phối hợp với chiến trường toàn Miền chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

La Gi - Hàm Tân tháng tư năm ấy…

  • 15 thg 12, 2022
  • 0

Dù có khá nhiều tư liệu lịch sử đề cập đến thời khắc quyết định công cuộc giải phóng vùng đất sau cùng của Bình Thuận ngày nay cũng là phần đất cực Nam Trung bộ. Lúc ấy La Gi là địa bàn “thủ phủ” tỉnh Bình Tuy nên càng về sau này có nhiều căn cứ từ các phía để hình dung phần nào tình thế đầy kịch tính diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở La Gi - Hàm Tân vào những ngày cuối tháng tư năm 1975.

Giải phóng thị xã Phan Thiết và toàn tỉnh Bình Thuận (? - 1975)

  • 15 thg 12, 2022
  • 0

Ngày 18-4-1975, Bộ Chính trị điện khẩn cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thời cơ quân sự, chính trị để mở cuộc tiến công vào Sài Gòn-Gia Định đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không thể để chậm. Nếu để chậm sẽ không có lợi cả về chính trị và quân sự. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc thắng. Nắm vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định toàn thắng.

12 ngày đêm phá “cánh cửa thép” Xuân Lộc, tiến vào giải phóng Sài Gòn (1975 - 1975)

  • 15 thg 12, 2022
  • 0

Cuối tháng 3/1975, khi quân địch thất thủ ở Tây Nguyên và các chiến trường Phan Rang, Phan Thiết rồi Chi khu Dầu Tiếng, Chơn Thành, Di Linh được giải phóng, đã hình thành nên vòng cung siết chặt, buộc quân địch phải co cụm lại và chúng quyết “tử thủ” tại cửa ngõ Xuân Lộc (tỉnh Long Khánh cũ) để bảo vệ Sài Gòn. Tuy nhiên, với khí thế “tiến công ào ào như thác đổ,” sau 12 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng của quân và dân ta, “cánh cửa thép” Xuân Lộc đã được mở tung, mở đường cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

Chiến dịch giải phóng Hoài Đức (1974 - 1975)

  • 28 thg 12, 2022
  • 0

Chiến dịch Hoài Đức bắt đầu từ đêm ngày 9 rạng ngày 10 tháng 12 năm 1974. Trung đoàn 812 và các đơn vị trực thuộc Quân khu 6 tập trung đánh đồi Lồ Ồ, chi khu Tánh Linh. Sư đoàn 6 Quân khu 7 phối hợp với bộ đội địa phương đánh chốt núi Dinh, đồi Bảo Đại và chi khu Hoài Đức. Đợt 1 của chiến dịch kéo dài đến 10-1-1975 thì kết thúc, ta giải phóng toàn bộ huyện Tánh Linh và một phần nông thôn Hoài Đức, chiếm giữ được núi Dinh (do Đại đội 20 trinh sát Sư đoàn 6 Quân khu 7 đánh chiếm đêm 9-12-1974). Đúng 23 giờ đêm 16-3-1975, đợt 2 chiến dịch bắt đầu. Các đơn vị đặc công và bộ binh Trung đoàn 812 đồng loạt tấn công đồi Bảo Đại, các đồn dân vệ thôn 2, thôn 9 Võ Đắt chiếm các ngã tư đường Tây Bắc và Tây Nam vào chi khu, các đơn vị 88, 81, 431 và Đội công tác ở các xã xung quanh chiến đấu ngăn chặn không cho địch chi viện cho chi khu. Đại đội 3 Tiểu đoàn 840 chốt chặn lộ 3 ở phía Bắc cầu Nín thở chặn địch từ Gia Huynh và Trà Tân lên chi viện. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định dùng cách đánh bóc vỏ, với tư tưởng tiến công tích cực, vận dụng phương châm vây lấn. Trong 3 ngày đầu ta đánh bóc gỡ các cứ điểm ngoại vi và xuyên qua Võ Đắt, đưa lực lượng vào áp sát đồn chi khu. Ngày 17-3-1975 Tiểu đoàn 186 và Tiểu đoàn 15 Trung đoàn 812 đã đánh chiếm được 2 ngã tư đường vào chi khu. Ngày 18-3-1975 tiếp tục đánh chiếm các thôn 4, 5, 6, 9 Võ Đắt tạo bàn đạp vây lấn kiểm soát ép địch trong chi khu, buộc địch điều Tiểu đoàn bảo an 369 từ Võ Xu về để án ngữ hướng tây nam chi khu cùng Tiểu đoàn bảo an 344 giữ hướng Tây Bắc làm thế ứng cứu lẫn nhau nhưng đều bị quân ta đẩy lùi, nên chúng không liên lạc được với nhau mà chỉ nằm yên tại chỗ. Trưa ngày 19-3 pháo binh ta bắn trúng kho đạn pháo 105 ly trong chi khu gây nổ dữ dội đến 15 giờ mới dứt. Địch trong chi khu hoảng loạn. 2 giờ sáng ngày 20-3 pháo binh ta bắn cấp tập trùm lên chi khu, đạn pháo trúng nhà tên chi khu phó và khu kho bị sập, 2 giờ30 Tiểu đoàn 15 bắt đầu xuất kích đánh vào phân khu và chợ Võ Đắt. Pháo 105 ly của địch ở đồi Su phản pháo dữ dội, đạn pháo đã rơi trúng cửa mở của các đơn vị Tiểu đoàn đặc công 200C và Tiểu đoàn 15. Địch dựa vào công sự chống cự quyết liệt làm chậm sức đột phá các mũi. Đến 4 giờ 45 Tiểu đoàn 200C vượt qua được cửa mở, thọc sâu đánh vào nhà chỉ huy, khu cảnh sát quốc gia; đến 5 giờ đánh chiếm khu vực nhà thông tin, các nhà lính, liên lạc. Cùng lúc tiểu đoàn 2 đại đội 200C đánh chiếm nhà cảnh sát dã chiến và nhà chi đội xe bọc thép 909. Địch chống cự quyết liệt làm cho tốc độ tấn công của ta chậm lại.

Giải phóng Phan Thiết (? - 19)

  • 28 thg 12, 2022
  • 0

Bình Thuận là tỉnh cực Nam của Nam Trung bộ, giáp với Ninh Thuận từ phía Bắc, Long Khánh từ phía Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, Bình Thuận chia làm hai tỉnh là Bình Thuận và Bình Tuy. Tại thị xã Phan Thiết - tỉnh lỵ Bình Thuận - quân đội ngụy quyền Sài Gòn xây dựng hệ thống cứ điểm quân sự mạnh nằm trong tuyến phòng thủ Phan Rang - Phan Thiết - Xuân Lộc. Sau khi Phan Rang thất thủ, Phan Thiết trở thành chốt chặn tiền tiêu của chính quyền Sài Gòn từ hướng Đông.

Giải phóng Long Khánh, Nguyễn Văn Thiệu từ chức (? - 1975)

  • 28 thg 12, 2022
  • 0

Ngày 21/4/1975: Giải phóng tỉnh Long Khánh; Tại Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống Chính quyền Sài Gòn.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7