Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Cuộc bạo loạn ven biển chống nhà Nguyễn (1861 - 1865)

  • 1 thg 4, 2015
  • 43

Cuộc bạo loạn ven biển hoặc Nạn giặc biển, là tên gọi của cuộc nổi dậy do Tạ Văn Phụng lãnh đạo chống lại triều đình nhà Nguyễn ở vùng ven biển Bắc Kỳ từ 1861 cho tới 1865.

Lê Duy Lương nổi dậy phò Lê diệt Nguyễn (1832 - 1838)

  • 2 thg 4, 2015
  • 72

Dưới sự lãnh đạo của Lê Duy Lương, người Mường ở tỉnh Hòa Bình của tộc trưởng họ Quách cùng nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn với danh nghĩa "phò Lê". Cuộc nổi dậy Lê Duy Lương khởi phát từ năm 1832 đến khoảng năm 1837 -1838 thì kết thúc.

Loạn chày vôi đời vua Tự Đức (1866 - ?)

  • 2 thg 4, 2015
  • 56

Loạn chày vôi hoặc Giặc chày vôi là cuộc khởi nghĩa do Đoàn Hữu Trưng (còn gọi Đoàn Trưng) khởi xướng vào 16.9.1866. Có thể gọi là một cuộc đảo chính lần thứ ba dưới triều vua Tự Đức. Tự Đức lên ngôi trong lúc chế độ phong kiến ngày càng mục nát, kiệt quệ và cuộc sống của người dân vốn chịu nhiều tai ách đã hết sức cùng cực. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều năm liền, loạn lạc nhiều nơi, thực dân Pháp đang lấn chiếm nước Việt và nội bộ hoàng tộc cũng đang ran vỡ, phân hóa trầm trọng. Trước tình cảnh đó, Đoàn Hữu Trưng đứng về phía những người chủ chiến và những người dân bị bóc lột, bị áp bức. Bởi theo ông, cần phải thay thế Tự Đức, bằng một ông vua yêu nước tiến bộ khác, mới có thể chỉnh đốn và bảo vệ được đất nước trước họa ngoại xâm.

Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn của Nông Văn Vân (1833 - 1835)

  • 2 thg 4, 2015
  • 75

Bất bình với triều đình, Nông Văn Vân dấy binh khởi nghĩa. Cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân là một cuộc đấu tranh chống nhà Nguyễn của các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc (Việt Nam)bắt đầu từ tháng 7.1833 đến khoảng giữa tháng 3 .1835 thì bị triều đình dập tắt. Cuộc nổi dậy kết thúc khi quân nhà Nguyễn phóng hỏa đốt rừng Thẩm Pát (hay Thẩm Bát) ở Tuyên Quang và tuyên bố đã tìm thấy thủ lĩnh Nông Văn Vân bị chết cháy ở trong đó. Theo một số nhà nghiên cứu thì đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số ở nửa đầu thế kỷ 19 tại Việt Nam

Đại Nam và Xiêm La ký hòa ước (1841 - 1845)

  • 3 thg 4, 2015
  • 126

Chiến tranh Việt- Xiêm (1841-1845) là cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama III và Đại Nam thời Thiệu Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam Kỳ (Nam Bộ Việt Nam).Đây là cuộc chiến giữ nước quan trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những tướng giỏi chỉ huy. Kết quả, Việt-Xiêm ký hòa ước và cùng rút quân, Cao Miên phải thần phục cả hai. Nam Kỳ chính thức được Xiêm La và Cao Miên công nhận thuộc Đại Nam (Việt Nam)

Xiêm La tấn công Đại Nam (1833 - 1834)

  • 3 thg 4, 2015
  • 52

Xiêm La tấn công Đại Nam 1833-1834 là một cuộc chiến gồm hai đợt tấn công của quân Xiêm vào lãnh thổ Đại Nam. Thắng lợi của cuộc chiến này đem lại cơ hội cho Đại Nam dưới thời vua Minh Mạng, được quyền bảo hộ phần lớn đất đai của Cao Miên như trước. Sau chiến thắng này, Minh Mạng quyết định nhập toàn bộ vùng đất Cao Miên nằm trong quyền bảo hộ của Đại Nam vào lãnh thổ Đại Nam và đổi tên là Trấn Tây thành, khi Ang Chan II mất, mà không có người nối dõi.

Nạn đói năm Ất Dậu (1944 - 1945)

  • 5 thg 5, 2015
  • 31

Trong ký ức người Việt Nam, "nạn đói năm Ất Dậu" vẫn là một cơn ác mộng, nỗi nhức nhối khó quên. Thảm họa ấy bắt đầu từ tháng 10/1944 kéo dài đến giữa năm 1945.

Hiệp định Vịnh Hạ Long (Accords de la baie d'Along) (1948 - ?)

  • 5 thg 5, 2015
  • 31

Cho phép thành lập Quốc gia Việt Nam gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp

Hiệp định Pháp-Việt (Hiệp định Élysée) (1949 - ?)

  • 5 thg 5, 2015
  • 45

Một văn kiện được ký kết ngày 8 tháng 3 năm 1949 giữa Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại và Tổng thống Pháp, theo đó công nhận Quốc gia Việt Nam là một nước độc lập nằm trong Liên hiệp Pháp.

Lý Cao Tông được nhà Tống phong "An Nam quốc vương" (1186 - ?)

  • 5 thg 5, 2015
  • 11

Năm 1186, nhà Tống lần phong vua Lý Cao Tông là "An Nam quốc vương", đây là sự kiện đặc biệt trong quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và nhà Tống. Trước đó, nhà Tống vẫn phong vương cho các vua nhà Lý theo lệ cũ bắt đầu là "Quân vương" rồi đến "Nam Bình vương" rồi sau mới đến Quốc vương.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_1