Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951 - 1951)

  • 2 thg 12, 2
  • 222

Đại hội được tiến hành tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang. Đến dự có 158 đại biểu chính thức và 53 dự khuyết, thay mặt cho trên 76 vạn Đảng viên. Tại Đại hội, sau lời khai mạc của ông Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản báo cáo Chính trị điểm lại quá trình hoạt động của Đảng từ khi thành lập, vạch rõ những nhiệm vụ trước mắt của Đảng nhằm đưa kháng chiến đến thắng lợi.

Đại hội hợp nhất mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (1951 - 1951)

  • 2 thg 12, 2
  • 398

Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh- Liên Việt được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 7- 3-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua Nghị quyết thống nhất hai tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) thành Mặt trận Liên- Việt nhằm củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào thời kỳ quyết liệt. Mặt trận Liên Việt bao gồm tất cả các đoàn thể, tôn giáo, đảng phái, các cá nhân yêu nước nhằm kết chặt khối đại đoàn kết toàn dân để kháng chiến kiến quốc.

Chiến dịch Tây Bắc (1952 - 1952)

  • 2 thg 12, 2
  • 597

Tây Bắc là một vùng chiến lược quan trọng và là nơi hiểm yếu. Ở đây quân Pháp có thể uy hiếp căn cứ Việt Bắc và che trở cho Thượng Lào. Nhưng lực lượng quân Pháp ở đây lại yếu và sơ hở. Vào đầu tháng 9 năm 1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc. Chủ trương của Trung ương Đảng là “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh và hướng tiến công là Chiến dịch Tây Bắc. Mục đích: Tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, đánh bại ý đồ của thực dân Pháp lập “xứ Thái tự trị”, giải phóng một phần đất đai ở vùng Tây Bắc.

Chiến dịch Trung Lào (1953 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 261

Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một bộ phận đất đai, phối hợp với các chiến trường, Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo sử dụng các trung đoàn bộ binh 66, 101, 18, 280 và 120 bộ đội tình nguyện và một số đơn vị binh chủng phối hợp với một bộ phận giải phóng Phathét Lào, mở chiến dịch tấn công địch.

Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (1954 - 1954)

  • 2 thg 12, 2
  • 590

Từ Hè - Thu năm 1953, Nava (Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương) liên tiếp mở những cuộc hành quân càn quét dữ dội trong các vùng quân Pháp chiếm đóng như ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên và Nam Bộ. Chúng cho quân nhảy dù xuống hậu phương của ta, tập kích ở Lạng Sơn, rút lực lượng ở Nà Sản về tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ. Trước tình hình đó, cuối tháng 9 năm 1953, tại căn cứ Việt Bắc, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch quân sự Đông - Xuân 1953 - 1954.

Chiến dịch Hạ Lào (1954 - 1954)

  • 2 thg 12, 2
  • 210

Trong kế hoạch Đông Xuân 1953-1954, QĐNDVN chủ trương đưa một trung đoàn của Đại đoàn 325 thọc sâu xuống Hạ Lào, tạo thêm cho Pháp một bất ngờ nữa, đồng thời mở ra một địa bàn cho chủ lực phát triển xuống phía nam. Một khó khăn rất lớn ở hướng này là đường tiếp tế quá xa và hầu như không có dân. Từ vùng Thanh Hóa, Nghệ An đến Hạ Lào, bộ đội phải vượt 1.200 km đường rừng hiểm trở dọc Trường Sơn, cuộc hành quân phải kéo dài khoảng hai tháng. Trong chiến dịch nếu tiêu thụ hết số đạn mang theo, chỉ còn cách duy nhất là cướp súng đạn của Pháp để tiếp tục chiến đấu.

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 1954)

  • 2 thg 12, 2
  • 190

Từ cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, giữ vững quyền chủ động, đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên toàn Đông Dương. Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch đánh bại địch ở Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.

Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc thắng lợi (1954 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 228

Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) năm 1954, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Tháng 1 - 1954, ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã họp tại Bec-lin và quyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) để giải quyết hai vấn đề: chiến tranh tại Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Trận Him Lam (1954 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 168

Trận Him Lam là trận đánh mở màn ngày 13 tháng 3 năm 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Cuộc đối đầu quyết định giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội viễn chinh Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận này là xóa sổ trung tâm đề kháng Béatrice trong phân khu Bắc cứ điểm Điện Biên Phủ, mà phía Việt Nam gọi là đồi Him Lam.

Trận đồi Độc Lập (1954 - 1954)

  • 2 thg 12, 2
  • 283

Trận Đồi Độc Lập là trận đánh diễn ra tại ngọn đồi cùng tên trong giai đoạn 1 của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là trận đánh thứ 2 của chiến dịch, diễn từ đêm 14-3 đến rạng sáng 15-3. Sau trậm đánh, Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn kiểm soát đồi, đẩy lùi đợt phản kích của Pháp, qua đó gần như đánh sụp phân khu phía Bắc của cứ điểm Điện Biên Phủ.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2