Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 126

Chỉ thị xác định một số vấn đề cơ bản về đường lối và nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn vẫn phải hăng hái kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là Dân tộc trên hết – Tổ quốc trên hết”.

Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội đầu tiên sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945 (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 241

Ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “... tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội.

Tổng tuyển cử bầu quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 132

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, báo chí xuất bản hôm đó đều dành vị trí trang trọng nhất, giới thiệu cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Báo Sự Thật ghi lên đầu trang nhất dòng chữ đậm nét: "Tất cả hãy đến thùng phiếu". Báo Quốc hội in hình Hồ Chủ tịch với lời khuyên của Người: "Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên, hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng vào hội đầu tiên của nước ta

Quốc hội khóa I họp kỳ đầu tiên (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 165

Quốc hội Việt Nam khóa I (nhiệm kì 1946-1960) là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc hội này đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam của Nhà nước Việt Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua hai bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có bản Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam.

Ký Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 287

Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt là một hiệp định được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của cả hai bên nhằm mưu đồ lợi ích riêng. Thực hiện chủ trương tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, chính phủ Việt Nam đã ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ tại ngôi nhà số 2 phố Lê Lai, Hà Nội.

Đàm phán Việt – Pháp ở Phôngtennơblô (1946 - 1946)

  • 2 thg 12, 2
  • 376

Phái đoàn Chính phủ Việt Nam do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, phái đoàn chính phủ Pháp do Mắc Ăngđrê dẫn đầu. Ngày 6-7, cuộc đàm phán khai mạc. Phái đoàn Chính phủ Pháp vẫn giữ nguyên những quan điểm từ Hội nghị trù bị Đà Lạt đối với những vấn đề cơ bản (chế độ chính trị, quan hệ ngoại giao của Việt Nam, sự thống nhất ba kỳ của Việt Nam…) quyết định quan hệ giữa hai nước Việt – Pháp

Thành lập Tổng liên đoàn lao động Việt Nam nay là Tổng công đoàn Việt Nam (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 715

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn và thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 20-7-1946, tại thủ đô Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt của phong trào công đoàn Việt Nam với một tổ chức thống nhất và ổn định thực sự trong cả nước.

Hồ Chí Minh ký Tạm ước Việt - Pháp (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 135

Do thái độ ngoan cố và hiếu chiến của thực dân Pháp, cuộc đàm phán giữa hai phái đoàn chính phủ Việt – Pháp ở Phôngtennơblô thất bại. Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đang ở thăm nước Pháp. Người đã ký Tạm ước ngày 14-9 để tranh thủ thời gian tiếp tục xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc mà Người biết chắc chắn sẽ xảy ra.

Quốc hội khóa I kỳ họp thứ hai thông qua Hiến pháp nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 266

Tham dự kỳ họp có 290 đại biểu Quốc hội. Quốc hội thảo luận và thông qua các chủ trương cấp bách để chuẩn bị kháng chiến. Quốc hội triệt để tín nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người công dân thứ nhất, và tín nhiệm Chính phủ mới do Người sáng lập.

Toàn quốc kháng chiến (1946 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 145

Sáng 19-12, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đại diện cho các mặt trận và các chiến khu: “Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác bức tối hậu thư ấy. Như vậy, chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương : “Tất cả sẵn sàng”. Buổi chiều, Tổng chỉ huy Võ Nguyễn Giáp hạ lệnh cho các lực lượng vũ trang : “Giờ chiến đấu đã đến!”.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3