Sự kiện Chiến dịch Tây Bắc (1952 - 1952)

Tây Bắc là một vùng chiến lược quan trọng và là nơi hiểm yếu. Ở đây quân Pháp có thể uy hiếp căn cứ Việt Bắc và che trở cho Thượng Lào. Nhưng lực lượng quân Pháp ở đây lại yếu và sơ hở. Vào đầu tháng 9 năm 1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc. Chủ trương của Trung ương Đảng là “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh và hướng tiến công là Chiến dịch Tây Bắc. Mục đích: Tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, đánh bại ý đồ của thực dân Pháp lập “xứ Thái tự trị”, giải phóng một phần đất đai ở vùng Tây Bắc.

Chiến dịch Tây Bắc (1952 - 1952):

Diễn biễn lịch sử:

Tây Bắc là một vùng chiến lược quan trọng và là nơi hiểm yếu. Ở đây quân Pháp có thể uy hiếp căn cứ Việt Bắc và che trở cho Thượng Lào. Nhưng lực lượng quân Pháp ở đây lại yếu và sơ hở. Vào đầu tháng 9 năm 1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc. Chủ trương của Trung ương Đảng là “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh và hướng tiến công là Chiến dịch Tây Bắc. Mục đích: Tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, đánh bại ý đồ của thực dân Pháp lập “xứ Thái tự trị”, giải phóng một phần đất đai ở vùng Tây Bắc.


Lực lượng của quân đội ta tham gia chiến dịch gồm có: Các Đại đoàn 308, 312, 316, 351 và Trung đoàn 148. Đại đoàn 320 và 304 hoạt động ở vùng sau lưng thuộc Liên khu 3. Bộ Chính trị cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh chiến dịch, đồng chí Hoàng Văn Thái là tham mưu trưởng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm Chính trị và đồng chí Trần Đăng Ninh làm Chủ nhiệm Cung cấp.

Kết quả toàn chiến dịch quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.023 tên địch, hầu hết các tên chỉ huy các vị trí lớn đã bị quân ta bắt sống. Ta loại khỏi vòng chiến đấu và chiếm lại 85 vị trí địch, thu 3.785 súng các loại, 90 máy vô tuyến điện, 1.450 dù và 6 máy bay, giải phóng 28.000 km2, gồm 25 vạn dân.

Ở mặt trận Phú Thọ, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 1.884 tên, phá hủy 43 xe cơ giới, thu 133 súng các loại, 1 xe tăng 18 tấn, 16 xe vận tải, quét sạch quân địch khỏi Phú Thọ (ngày 25-11-1952).

Ở mặt trận sau lưng địch, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 5.887 tên, trong đó có 1/3 bị bắt sống, ta thu 2.307 súng các loại.

Chiến thắng Tây Bắc có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó đã giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bức của giặc, giải phóng một bộ phận đất đai rộng lớn, một vùng chiến lược quan trọng. Quân và dân ta đã tiêu diệt và chiếm lại 10 vị trí lớn nhỏ của địch ở Tây Bắc còn có tác dụng phá phần lớn âm mưu thâm độc định lập “xứ Thái tự trị”, “xứ Mường tự trị”, “xứ Nùng tự trị” của địch nhằm chia rẽ người Thái và người Kinh, người Thái với các đồng bào dân tộc thiểu số khác.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Trần Đăng Ninh (1910 - 1955)

  • 2 thg 12, 2
  • 112

Trần Đăng Ninh sinh năm 1910, tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, quê tại thôn Quảng nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Ông là nhà hoạt động cách mạng và quân sự, Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam) giai đoạn 1950-1955. Tháng 9/1940, ông lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn và là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng tháng 5/1941.

Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)

  • 2 thg 12, 2
  • 247

Võ Nguyên Giáp còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Ông cũng là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.

Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967)

  • 2 thg 12, 2
  • 122

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "Vị tướng phong trào". Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh"

Hoàng Văn Thái (1915 - 1986)

  • 2 thg 12, 2
  • 166

Hoàng Văn Thái là Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam và là một trong những tướng lĩnh có ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người có công lao lớn trong cuộc chiến chống thực dân Pháp cũng như có ảnh hưởng đối với cuộc chiến chống đế quốc Mĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp công trong nhiều chiến dịch quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Tây Bắc

  • 9 thg 11, 2014
  • 302

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, bao gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai. Vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam. Vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13