Sự kiện Ngày sinh của VILê-nin (1870 - ?)

Via-đi-mia I-lích Lê-nin sinh ngày 24-4-1870 tại thành phố Xim-biếc (ngày nay là U-li-a-nốp-xcơ), Lê-nin sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức Nga tiến bộ. Cha của Lê-nin là ông I-lia Ni-cô-lai ê-vích là một nhà hoạt động giáo dục tận tụy với nghề nghiệp, gần gũi với nhân dân lao động. Anh cả của Lê-nin là A-lếch-xan U-li-a-nốp tham gia hoạt động cách mạng ngay khi còn là sinh viên và đã bị kết án xử tử vì mưu sát vua Nga. Hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình đã có ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành nên những tính cách và phẩm chất tốt đẹp của cậu bé Vô-lô-đi-a.

Ngày sinh của VILê-nin (1870 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Via-đi-mia I-lích Lê-nin sinh ngày 24-4-1870 tại thành phố Xim-biếc (ngày nay là U-li-a-nốp-xcơ), Lê-nin sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức Nga tiến bộ. Cha của Lê-nin là ông I-lia Ni-cô-lai ê-vích là một nhà hoạt động giáo dục tận tụy với nghề nghiệp, gần gũi với nhân dân lao động. Anh cả của Lê-nin là A-lếch-xan U-li-a-nốp tham gia hoạt động cách mạng ngay khi còn là sinh viên và đã bị kết án xử tử vì mưu sát vua Nga. Hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình đã có ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành nên những tính cách và phẩm chất tốt đẹp của cậu bé Vô-lô-đi-a.


Khi còn nhỏ, Lê-nin học tập rất xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp trường trung học cổ điển ở Xim-biếc, năm 1887 Lê-nin vào học khoa luật ở trường đại học Ca-dan. Ngay từ bấy giờ, Lê-nin đã quyết tâm hiến thân cho cuộc đấu tranh cách mạng, cố gắng nắm vững các môn khoa học xã hội. "Bây giờ là lúc phải học khoa luật và khoa kinh tế chính trị". Sau đó không bao lâu do tham gia phong trào đấu tranh, tháng chạp năm 1887, Lê-nin bị bắt và đày về làng Cô-cư-sơ-ki-nô, cách Ca-dan 40 dặm Nga. Năm ấy, Lê-nin vừa đúng 17 tuổi.

Gần một năm sau, mùa thu năm 1888, Lê-nin mới được phép trở lại Ca-dan, nhưng không được tiếp tục theo học ở trường đại học. Lê-nin tham gia nhóm Mác-xít và bắt đầu nghiên cứu tác phẩm "Tư bản" của Các Mác. Đầu tháng 5 năm 1889, Lê-nin đến Xa-ma-ra.

Năm 1891, Lê-nin tốt nghiệp khoa luật trường đại học Pê-téc-bua. Lê-nin đã tự học trong một năm rưỡi chương trình bốn năm, là người duy nhất đạt điểm cao trong toàn bộ kỳ thi và được cấp bằng tốt nghiệp hạng nhất.

Tại Xa-ma-ra, năm 1892, Lê-nin đã thành lập nhóm Mác-xít đầu tiên, nghiên cứu các tác phẩm của Mác-Ăng-ghen, nghiên cứu nền kinh tế nước Nga và tiến hành đấu tranh triệt để chống hệ tư tưởng của phái dân túy. Tháng 8 năm 1893, Lê-nin rời Xa-ma-ra đến Pê-téc-bua - trung tâm chính trị của nước Nga và của phong trào công nhân Nga.

Tại Pê-téc-bua, Lê-nin đã tìm hiểu sâu sắc đời sống khổ cực của những người thợ, hoạt động và tuyên truyền chủ nghĩa Mác đối với họ. Không bao lâu, Lê-nin đã nhanh chóng được thừa nhận là một người lãnh đạo có uy tín trong các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua, có học vấn uyên bác và tinh thông chủ nghĩa Mác. Lê-nin bắt tay vào việc thành lập đảng Mác-xít của giai cấp vô sản Nga.

Mùa thu năm 1895, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, tất cả nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua đã thống nhất lại thành tổ chức chính trị duy nhất - "Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân". Đó là một sự kiện lịch sử trong phong trào xã hội dân chủ Nga. Liên minh là tổ chức Mác-xít đầu tiên ở Nga đã kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân và là tổ chức tiền thân của chính đảng vô sản Nga.

Tháng chạp năm 1895, Liên minh bị khủng bố. Lê-nin và nhiều bạn chiến đấu bị bắt. Mười bốn tháng sau, tháng 2 năm 1897, Lê-nin bị kết án và đày đi miền Đông Xi-bia tại làng Su-sen-xcôi thuộc Mu-nu-xin-xky, tỉnh Ê-ni-xây-xcai-a, cách đường xe lửa hơn 600 dặm. Lê-nin đã sống ở đó cho đến hết tháng giêng năm 1900.

Tại cái làng nhỏ bé trong rừng thẳm Xi-bia này, Lê-nin vẫn theo dõi sát sao phong trào công nhân Nga cũng như Tây Âu và đã viết hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" nó đã kết thúc việc đánh bại chủ nghĩa dân túy về mặt tư trưởng.

Năm 1900, ra khỏi nhà tù, Lê-nin lại tiếp tục hoạt động nhằm xây dựng một đảng Mác-xít thống nhất ở Nga. Đó chính là tư tưởng trung tâm trong các tác phẩm cũng như trong các hoạt động tổ chức thực tiễn của Người.

Lúc này, Lê-nin thấy trước hết cần thiết phải có một tờ báo chính trị có tính chất toàn Nga với "Hoạt động đúng đắn và gắn liền với tất cả các nhóm địa phương". Một tờ báo như thế rõ ràng không thể xuất bản ở nước Nga chuyên chế và đầy khủng bố. Vì vậy, tháng 7 năm 1900, Lê-nin quyết định ra nước ngoài. Đó là cộc sống tha hương lần thứ nhất của Lê-nin và kéo dài hơn 5 năm.

Lê-nin đã sống ở Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Đức, Anh, Pháp... và cùng với nhóm "Giải phóng lao động" ra tờ báo "Tia lửa" "Từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa". Trong bài xã luận của số báo đầu tiên, Lê-nin đã nêu bật nhiệm vụ cơ bản lúc này là phải thành lập một đảng Mác-xít vững mạnh, có tổ chức, gắn chặt với phong trào công nhân. Không có một đảng như thế, giai cấp công nhân không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình là giải phóng giai cấp mình và toàn thể quần chúng lao động. Năm 1992, Lê-nin viết tác phẩm "Làm gì?". Tác phẩm đã vạch trần những khuynh hướng và tác hại của chủ nghĩa cơ hội đối với phong trào công nhân quốc tế, chỉ ra "phái kinh tế" ở Nga thực chất cũng chỉ là chủ nghĩa cơ hội của Béc-xtanh ở Tây Âu, nó chủ trương hạn chế giai cấp công nhân chỉ đấu tranh kinh tế, không đấu tranh chính trị, chỉ nhằm cải thiện điều kiện lao động trong khuôn khổ xã hội tư bản. Đồng thời, Lê-nin đã vạch kế hoạch xây dựng đãng về mặt tổ chức, đặt cơ sở cho học thuyết về một đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân.

Với phái "Tia lửa" do Lê-nin lãnh đạo là hạt nhân chuẩn bị, tại đại hội lần thứ hai của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga (tháng 7-1903), những tư tưởng của Lê-nin về một đảng vô sản kiểu mới đã đánh bại hoàn toàn phái kinh tế. Đại hội đã thảo luận và thông qua những văn kiện cực kỳ quan trọng: cương lĩnh của đảng với nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh cho chuyên chính vô sản; điều lệ của đảng dựa trên những nguyên tắc tổ chức của một đảng mác-xít kiểu mới theo tư tưởng của Lê-nin. Nhưng cũng tại đại hội đã xuất hiện một trào lưu cơ hội chủ nghĩa mới tức là bọn Men-sê-vích đối lập hoàn toàn với Lê-nin và những người Bôn-sê-vích.

Như thế, đại hội lần thứ hai của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào công nhân quốc tế. Đại hội đã thành lập một đảng Mác-xít chiến đấu, cách mạng của giai cấp công nhân Nga, về nguyên tắc khác hẳn các đảng cải lương của Quốc tế thứ hai.

Năm 1904, Lê-nin viết cuốn "một bước tiến, hai bước lùi". Tác phẩm tiếp tục cuộc đấu tranh triệt đểng chủ nghĩa cơ hội Men-sê-vích ở Nga và bè lũ của chúng ở Tây Âu, phát triển một cách toàn diện những nguyên tắc của một đảng mácxít kiểu mới.

Năm 1904, cuộc chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ. Chế độ Nga hoàng đã bộc lộ tất cả thối nát suy yếu và mâu thuẫn khủng hoảng của nó. Lê-nin đã dự đoán một cuộc cách mạng đang đến gần và tích cực chuẩn bị cho đảng. Tại đại hội lần thứ ba của Đảng công nhân xã hội, dân chủ Nga tháng 4 năm 1905, Lê-nin đã trình bày cương lĩnh chiến lược và sách lược của đảng trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản trước mắt: Giai cấp vô sản Nga phải liên minh với toàn thể nông dân, trung lập giai cấp tư sản, đưa cách mạng dân chủ tư sản đến thắng lợi hoàn toàn và do đó sẽ mở đường cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Tháng 7 năm 1905, Lê-nin viết tác phẩm nổi tiếng "Hai sách lược của đãng xã hội dân chủ trong cách mạng dân chủ" nhằm giải thích những nghị quyết của đại hội, bảo vệ đường lối chiến lược và sách lược của những người của bọn Men-sê-vích. Xuất phát từ luận điểm nổi tiếng của Mác về cách mạng không ngừng, Lê-nin đã nâu ra lý luận về cách mạng tư sản dân chủ chuyển biến thành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Đó là công lao vĩ đại của tác phẩm. Cuốn sách được phổ biến nhanh chóng, đã im lại hai lần ở Nga ngay trong năm 1905.

Năm 1909, Lê-nin viết cuốn "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán". Lê-nin đã phê phán triệt để, toàn diện những mưu mô xảo quyệt mới của triết học duy tâm tư sản và phát triển một cách thiên tài những vấn đề cơ bản của triết học mác-xít. Tác phẩm đã đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn Lê-nin, trong triết học Mác-xít.

Năm 1914, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Chiến tranh là một sự thử thách và kiểm nghiệm nghiêm khắc đối với các trào lưu trong phong trào công nhân quốc tế. Bọn cầm đầu các đảng xã hội của Quốc tế thứ hai đã công khai phản bội lợi ích của giai cấp công nhân, cam tâm ủng hộ cuộc chiến tranh tế quốc chủ nghĩa với khẩu hiệu lừa bịp "bảo vệ Tổ quốc". Lúc bấy giờ chỉ có đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin đứng đầu là chính đảng duy nhất giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh chống chủ nghĩa đc và chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Lê-nin đã đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng "biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nội chiến cách mạng". Chỉ có đảng Bôn-sê-vích Nga là thực hiện trung thành đường lối duy nhất đúng đó của Lê-nin mà thôi.

Trong thời kỳ chiến tranh, Lê-nin đã tiến hành một khối lượng cộng tác lý luận rất to lớn, nhằm giải đáp những yêu cầu bức thiết và nóng hổi của thời đại và cách mạng, khi chủ nghĩa tư bản vừa kết thúc sự chuyển sang giai đoạn đế quốc độc quyền của nó. Tác phẩm "Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" của Lê-nin là sự tiếp tục một cách thiên tài bộ "Tư sản" của Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Từ sự nghiên cứu hết sức sâu sắc và toàn diện về chủ nghĩa đế quốc, Lê-nin đã rút ra những kết luận cực kỳ quan trọng về sự phát triển không đều là một quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản và cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thắng lợi trong một nước. Những luận điểm đó đã nâng cao tính chủ động và tích cực cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và đặt cách mạng vô sản thành nhiệm vụ trực tiếp trong chương trình nghị sự của giai cấp công nhân các nước.

Được vũ trang bằng lý luận cách mạng của Lê nin, đảng Bôn-sê-vích và giai cấp công nhân Nga đã tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 2, lật đổ chế độ Nga hoàng. Nhưng cách mạng đòi hỏi sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh tụ để tiến lên giành thắng lợi triệt để. Ngày 3-4-1917, Lê-nin về nước. Ngày hôm sau, tại hội nghị những người Bôn-sê-vích ở Pê-trô-grát, Lê-nin đã trình bày bản báo cáo về kế hoạch đấu tranh để chuyển từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu nổi tiếng "Chính quyền về tay các Xô viết". Đó là bản "Luận cương tháng Tư" thiên tài của Lê-nin.

Sau những sự kiện tháng 7, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản ra lệnh bắt Lê-nin, công khai khủng bố phong trào cách mạng. Cách mạng bước vào giai đoạn mới. Theo quyết định của Trung ương đảng Bôn-sê-vích, Lê-nin tạm thời lẩn tránh. Từ lều cỏ bên hồ Ra-dơ-líp, Lê-nin tiếp tục lãnh đạo mọi công tác của đảng. Thông qua Xvéc-lốp và Xta-lin, Lê-nin chỉ đạo đại hội lần thứ sáu với sự thay đổi khẩu hiệu chính trị của đảng - khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Chính trong thời kỳ sôi động và gian khổ này, Lê-nin đã viết tác phẩm nổi tiếng "Nhà nước và cách mạng" và nhiều cuốn khác nữa, nhằm chuẩn bị cho đảng và giai cấp công nhân nắm chính quyền. Lê-nin đã phát triển học thuyết Mác-xít về nhà nước, vạch ra những nguyên lý về chính trị và những biện pháp thực tiễn đầu tiên của nhà nước vô sản đồng thời phê phán gay gắt những quan điểm phản động về nhà nước của Cau-xky và đồng bọn. Lê-nin khẳng định: "Chỉ những người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là những người Mác-xít".

Trước sự chuyển biến khẩn trương của tình hình, tháng 10 năm 1917 Lê-nin từ Phần Lan trở về Pê-trô-grát. Tại cuộc hội nghị ngày 10-10-1917, theo đề nghị của Lê-nin, Ban Chấp hành Trung ương đảng đã thông qua bản nghị quyết lịch sử về tiến hành khởi nghĩa vũ trang và kêu gọi toàn đảng và toàn thể công nhân, binh lính sẵn sàn hành động.

Ngày 25-10-1917 (tức là ngày 7 tháng 11 dương lịch) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê-nin từ điện Xmôn-nưi, cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản đã thắng lợi ở Pê-trô-grát.

Và như thế, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thành công. Một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội - đã mở ra trong lịch sử loài người.

Một ngày sau, vào tối ngày 26-10-1917, trong phiên họp cuối cùng của Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai, Đại hội đã thông qua hai bản dự thảo Sắc lệnh về hòa bình và Sắc lệnh về ruộng đất do Lê-nin trình bày. Đó là những văn kiện chính thức đầu tiên của chính quyền công nông. Đại hội đã bầu Hội đồng ủy viên nhân dân tức Chính phủ công nông do Lê-nin làm chủ tịch.

Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân Xôviết vượt qua muôn vàn khó khăn cực kỳ nặng nề để củng cố và bảo vệ chính quyền Xôviết, đánh bại cuộc nội chiến của bọn phản động trong nước và cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc bên ngoài, tiến hành thắng lợi công cuộc khôi phục và phát triển nền kinh tế mới.

Từ nhiều năm trước đây, Lê-nin đã hoạt động không mỏi mệt nhằm tập hợp những người theo chủ nghĩa quốc tế trong các đảng xã hội dân chủ thành một phái tả trong Quốc tế 2 chống lại bọn cơ hội chủ nghĩa và tiến tới thành lập một Quốc tế mới thật sự cách mạng của phong trào công nhân quốc tế. Sau cách mạng tháng 10 với sự ra đời của Nhà nước Xô Viết và trong cao trào cách mạng của giai cấp công nhân châu Âu, tháng 3 năm 1919 các đảng cộng sản thế giới đã tiến hành đại hội thành lập Quốc tế cộng sản - tức Quốc tế thứ ba. Với những hoạt động thực tiễn và những tác phẩm lý luận xuất sắc của mình, Lê-nin đã có công lao to lớn trong việc thành lập Quốc tế cộng sản và xác định đường lối đấu tranh đúng đắn cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đấu tranh triệt để chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa cơ hội tả khuynh tồn tại trong một số đảng cộng sản các nước.

Cũng đã từ lâu, Lê-nin hết sức quan tâm tới cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Với khẩu hiệu nổi tiếng "Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!" và luận điểm thiên tài: các dân tộc chậm tiến có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước phương Đông đã bước sang một giai đoạn mới. Họ đã tìm thấy con đường giải phóng thật sự cho dân tộc mình. Lê-nin đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng, triển vọng và ý nghĩa ngày nay càng to lớn của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng trên toàn thế giới.

Lê-nin đã vạch ra cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Trong nhiều tác phẩm và nhất là những bài viết cuối đời của mình, Lê-nin khẳng định khả năng xây dựng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và đã đề ra những nhiệm vụ và kế hoạch cụ thể của công cuộc xây dựng đó: Là tiến hành công nghiệp hóa đất nước, tập thể hóa nền nông nghiệp và tiến hành đồng thời cách mạng văn hóa và tư tưởng.

Đi theo con đường của Lê-nin vạch ra, nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Bôn-sê-vích đã vững bước tiến lên, xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn gian khổ, trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới.

Những năm tháng hoạt động đấu tranh trong những điều kiện hết sức gian khổ và căng thẳng cùng với hậu quả của vết thương do kẻ thù gây ra, sức khỏe của Lê-nin đã giảm sút rất nhiều. Từ mùa thu năm 1922, Lê-nin bị ốm nặng. Trên giường bệnh, Lê-nin vẫn làm việc và đã đọc cho ghi lại những bài báo cuối cùng. Đó là những di chúc chính trị của Người đối với toàn đảng Bôn-sê-vích và nhân dân Xô viết, đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

"Sau Mác, lịch sử phong trào giải phóng vĩ đại của giai cấp vô sản chưa bao giờ có được một nhân vật vĩ đại như người lãnh tụ, người thầy, người bạn của chúng ta. Tất cả những gì thực sự vĩ đại và anh hùng ở trong giai cấp vô sản... để thể hiện trong Lê-nin một cách tuyệt vời và tên người đã trở thành tượng trưng cho một thế giới mới, từ Tây sang Đông, từ Nam chí Bắc..."

Đó là những lời trong bản kêu gọi đặc biệt đề ngày 22-1-1924 của Trung ương Đảng Bôn-sê-vích "Gửi Đảng và toàn thể nhân dân lao động" trước tổn thất hết sự nặng nề của đất nước Xô viết - Lê-nin vĩ đại từ trần.

Tài liệu tham khảo:

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3