Tiểu sử của Trần Văn Thọ (1949 - ?)

Trần Văn Thọ là giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản. Ông cũng là một nhà nghiên cứu và có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.

Trần Văn Thọ (1949 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Trần Văn Thọ:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1949 ... ... Trần Văn Thọ được sinh ra
... ... ... Trần Văn Thọ mất

Thân thế và sự nghiệp của Trần Văn Thọ:

Trần Văn Thọ là giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản. Ông cũng là một nhà nghiên cứu và có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.


Ông sinh năm 1949 tại Quảng Nam, năm 1967 sang Nhật Bản du học. Mặc dù đến nay đã sống ở Nhật Bản hơn 40 năm nhưng ông vẫn giữ quốc tịch Việt Nam cho mình.

Ông học cho đến khi lấy được bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Hitotsubashi, Tokyo. Ở lại Nhật, ông vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, sau đó làm phó giáo sư, rồi giáo sư Đại học Obirin (Tokyo). Từ năm 2000 đến nay, ông làm Giáo sư kinh tế Đại học Waseda (Tokyo).

Năm 1990, báo chí Nhật đưa tin: Lần đầu tiên có ba người nước ngoài được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật, ông là một trong ba người đó. Ông ở cương vị này trong gần 10 năm, qua nhiều đời Thủ tướng Nhật.
Ông có tham gia cộng tác trong các Tổ Tư vấn cải cách kinh tế hoặc trong Ban Nghiên cứu chính sách của các thủ tướng Việt Nam như Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Ông là sáng lập viên Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC) tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra ông còn là cầu nối giao lưu giữa sinh viên Nhật Bản - Việt Nam và là cây bút quen thuộc trên các báo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tia Sáng ...

Ngoài các đóng góp về tư duy kinh tế, thời gian gần đây ông cũng có các đóng góp về các lĩnh vực khác của xã hội như giáo dục Việt Nam dựa vào các kinh nghiệm về giáo dục ở Nhật Bản mà ông có được .

Ngày 28 tháng 7 năm 2017, Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016-2021 được thành lập theo Quyết định 1120/QĐ-TTg, ông là một trong 15 thành viên.
Giáo sư Trần Văn Thọ: Trao truyền bí quyết duy tân của nước Nhật hiện đại.
Quyển sách nhỏ nhưng tấm lòng lớn. Một lần nữa, Giáo sư Trần Văn Thọ, cho dù đã về hưu, vẫn như một “samurai trí thức” không chịu buông kiếm, đã hoàn thành một tập sách hữu ích - đúc kết những điều mắt thấy tai nghe và suy tư trăn trở của ông trong hơn nửa thế kỷ sinh sống ở nước Nhật duy tân.
Cách đây hơn 50 năm, một cậu học trò xứ Quảng vào Sài Gòn học ban Việt - Hán của Đại học Văn khoa. Trong một lần đi ngang trụ sở Bộ Giáo dục trên đường Lê Thánh Tôn, tình cờ anh đọc thấy thông báo tuyển sinh học bổng Nhật dành cho học sinh xuất sắc trong kỳ thi tú tài. Anh háo hức nộp đơn và không ngờ được chọn thi viết tại sứ quán Nhật.

Và rồi, anh là một trong sáu người trúng tuyển, theo học một ngành hoàn toàn mới lạ: kinh tế phát triển. Từ đó, anh để tâm theo học và tìm hiểu nước Nhật - xứ sở của cuộc Minh Trị duy tân lừng lẫy mà anh từng nghe các cụ quê nhà nói đến.

Tiếp nối khao khát duy tân

Chính các cụ đồ nho xứ Quảng của anh, tiêu biểu là Phan Châu Trinh, từ cảm hứng cuộc cải cách sâu rộng của xứ Phù tang, đã khởi xướng phong trào Duy Tân - vào năm 1906, suốt cả ba miền. Tiếp nối ngọn lửa ấy, khi học tập và giảng dạy ở Nhật, anh kiên trì tìm hiểu không chỉ những tư tưởng và quá trình cải cách mà còn khám phá tận gốc những giải pháp và con người làm nên thành công của một cường quốc “da vàng” được thế giới kính nể. Trong đó, không chỉ thời kỳ Minh Trị mà là chính thời kỳ anh đã và đang sống, được chứng kiến những biến đổi sâu sắc từ ngay trong lòng nước Nhật vào nửa cuối thế kỷ XX.

Anh là GS. Trần Văn Thọ, từng được Thủ tướng Nhật mời tham gia tư vấn kinh tế cho chính phủ những năm 1990. Giáo sư cũng đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chọn tham gia đội ngũ tư vấn chiến lược trước đây. Người viết được hân hạnh phỏng vấn và quen biết ông từ năm 1992, sau này còn gặp lại nhiều lần tại Tokyo và Việt Nam. Có những lần, chúng tôi đưa giáo sư đi chợ Bến Thành gặp gỡ tiểu thương, đến Bình Dương thăm các nhà máy và nhà ở của công nhân, hay đến các thư viện tìm tư liệu xưa. Tại những nơi này, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên thấy vị giáo sư uyên bác có phong cách nhẹ nhàng và điềm tĩnh lại rất năng động và “bình dân”.
GS. Thọ còn là người say mê văn chương và âm nhạc một cách lạ kỳ. Vào năm 2018, trong bài diễn văn tại lễ mừng nhận huân chương Thụy Bảo của Thiên hoàng Nhật Bản ở Hà Nội, GS. Thọ trích dẫn câu văn của Nhất Linh nói về tình cảm yêu nước thương dân. Trong tầng hầm nhà ông tại Tokyo có hàng trăm bản nhạc tờ các ca khúc trong nước từ trước 1975. Ông chơi đàn piano rất điệu nghệ, chơi những tình khúc vượt thời gian của Việt Nam và Nhật.

Mới đây, giáo sư lại dành cho bạn đọc Việt Nam một bất ngờ lớn. Chính trong những ngày phong tỏa nghiêm ngặt vì đại dịch ở Tokyo, ông không những vẫn viết bài thường xuyên cho các báo trong nước và trên facebook mà còn viết một quyển sách rất công phu - Kinh tế Nhật Bản, giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973. Vị giáo sư chuyên trình bày về các vấn đề kinh tế vĩ mô, qua tập sách đã hé lộ ông còn là một sử gia tinh tế, thuật lại cho chúng ta câu chuyện hấp dẫn về một cường quốc trong giai đoạn thăng hoa nhất. Quyển sách được viết rất dễ hiểu, nhiều hình tượng báo chí và đầy ắp thông tin số liệu, hình ảnh rất cẩn trọng và khoa học. Theo chúng tôi, tập sách còn là một tập luận thuyết chắt chiu những điều quan sát, suy ngẫm cặn kẽ của một người Việt Nam khao khát duy tân về bài học phát triển của nước Nhật hiện đại.

Mười bí quyết thần kỳ của xứ sở thần Thái Dương

Từ cuối thế kỷ XIX, nước Nhật rửa được nỗi nhục bị phương Tây đe dọa và chèn ép khi quyết liệt cải cách và mở cửa. Thế nhưng, trong lúc cuộc Minh Trị duy tân chưa hoàn thành đầy đủ, các đầu óc quân phiệt đã đưa nước Nhật đi sai đường, lâm vào cuộc thế chiến tàn khốc. Sau chiến tranh, nước Nhật trở nên hoang tàn, các nguồn lực cạn kiệt, bị quân đội Mỹ chiếm đóng, người dân đói kém, tinh thần rời rã. Vậy mà chỉ trong ba thập niên 1950 - 1960 - 1970, thế giới bàng hoàng nhận ra một nước Nhật mới trỗi dậy và phát triển vũ bão, đứng vào hàng siêu cường. Vì sao cuộc duy tân lần hai của xứ sở thần Thái Dương đã hoàn thành vẻ vang?
Bằng quyển sách dầy 290 trang, GS. Thọ đưa chúng ta lên con thuyền đi ngược dòng lịch sử để du hành vào con đường phát triển quật cường mà người Nhật khai phá. Trên con thuyền tạo dựng bằng những trang viết ngồn ngộn tư liệu chân thực về đất nước và con người, bạn đọc sẽ tìm thấy chân dung biến đổi của những ngành kinh tế mũi nhọn. Và đặc biệt là những con người - chính khách, quan chức và doanh nhân đầy góc cạnh, đậm nét văn hóa Nhật Bản. Qua đó, chúng ta hình dung được một dân tộc dũng cảm và sáng tạo đã tiến vào thời đại công nghiệp hóa quốc tế và hội nhập toàn cầu đầy cạnh tranh khốc liệt như thế nào. Bằng sự khái quát rất súc tích và mãnh liệt, GS. Thọ “giải mã” được 10 “bí quyết” phát triển thần kỳ của Nhật Bản giai đoạn vừa qua:

1. Tinh thần trách nhiệm, nhãn quan bén nhạy của lãnh đạo chính trị đối với lợi ích của dân tộc và ước vọng dân chúng.

2. Nhà nước kết hợp với trí tuệ của trí thức để đưa ra chiến lược hội nhập từng bước, đồng thời khẩn trương củng cố nội lực.

3. Tập thể quan chức tài năng, thanh liêm, mang trong mình sứ mệnh cao cả.

4. Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp đúng đắn, thông minh.

5. Nhà nước coi doanh nghiệp tư nhân là thành phần kinh tế chủ đạo, quan hệ nhà nước - doanh nghiệp lành mạnh và hiệu quả.

6. Nhà nước có cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

7. Tích cực du nhập công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản trị nhà nước và doanh nghiệp từ nước ngoài.

8. Nhà nước tích cực quảng bá thông tin đến doanh nghiệp và dân chúng.

9. Đầu tư lớn và vững chắc cho giáo dục và đào tạo, từng bước theo sát nhu cầu công nghiệp hóa.

10. Phát triển kinh tế và văn hóa là để xây dựng công bằng xã hội, phân phối thu nhập bình đẳng.

Trong 10 bí quyết trên, điều quan trọng xuyên suốt vẫn là Con Người - tầm nhìn và “khí khái”, chữ Hán Việt lâu nay trong nước ít dùng đến, đã được GS. Thọ hưng phục trong nhiều bài viết từ 10 năm trở lại đây.

Hai động lực tạo ra sức mạnh thành công

Chính bí quyết Con Người thể hiện qua các thiết chế của “thượng tầng kiến trúc” đã tạo ra thành công cho những đất nước và xã hội không muốn bị lạc hậu. Qua tập sách, GS. Thọ dẫn dắt người đọc đến hai khái niệm học thuật mạnh mẽ là hai động lực tạo nên các bí quyết “thần kỳ”. Đó là các khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển (development state) và năng lực xã hội (social capability). Những năm gần đây, trên nhiều bài báo cũng như các cơ hội tư vấn và giảng dạy, GS. Thọ đã miệt mài chuyển giao các khái niệm và tư tưởng đó vào nhà nước và dân chúng Việt Nam. Qua đấy, các thuật ngữ “nhà nước kiến tạo”, “nhà nước liêm chính”, “con người hướng thượng”, “giáo dục phi lợi nhuận” đã trở nên phổ biến và là đề tài tranh luận nhiều lúc, nhiều nơi.
Theo GS. Thọ, nhà nước kiến tạo phát triển là “nhà nước lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là ưu tiên hàng đầu, từ đó đưa ra mục tiêu phát triển làm cho dân giàu nước mạnh và tạo cơ chế động viên, thúc đẩy các nguồn lực để đạt mục tiêu”. Nói cách khác, đó không thể là nhà nước của những nhóm lợi ích riêng tư, phục vụ quyền lợi một thiểu số, chỉ làm giàu cho chính mình và tệ hơn nữa là bòn rút của cải xã hội và “làm nghèo” đất nước.

Một cách quyết liệt, GS. Thọ cho rằng “lãnh đạo của nhà nước kiến tạo phát triển phải có tinh thần dân tộc, có khí khái, hoài bão, quyết tâm làm cho đất nước giàu mạnh để sánh vai với các nước tiên tiến”. Các quan chức nhà nước phải luôn luôn tiên phong cầu thị sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ những nước tiên tiến. Giáo sư tán đồng quan điểm “các nước thành công trong phát triển là nhờ thực hiện công nghiệp hóa trên cơ sở của học tập” (Alice Amsden).

Nếu như nhà nước phải biết kiến tạo thì xã hội bao gồm cả chính khách, quan chức, doanh nhân, trí thức và tầng lớp lao động đều phải thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. GS. Thọ gọi đấy là nội dung của năng lực xã hội. Từ kinh nghiệm Nhật Bản, giáo sư cho rằng các quan chức cũng như doanh nhân không chỉ là người yêu nước mà còn “phải là những người có văn hóa, có giáo dưỡng”. Còn trí thức phải có trách nhiệm với xã hội thể hiện qua sự quan tâm cao độ vào các vấn đề hiện thực, nỗ lực nghiên cứu tìm tòi các biện pháp cải thiện xã hội và phát triển kinh tế. Trong khi đó, giới lao động là người học hỏi không ngừng, hăng say làm việc với tinh thần trách nhiệm.

Điều lý thú nhất, GS. Thọ khẳng định kinh nghiệm Nhật Bản minh chứng cho nguyên tắc “trí thức được tự do phát biểu ý tưởng về con đường phát triển đất nước và lãnh đạo chính trị thường xuyên quan tâm đến những ý tưởng đó”. Ông cho biết Chính phủ Nhật chủ trương lập các hội đồng tư vấn, “thẩm nghị” (shingikai), hoặc hội trao đổi ý kiến (kondakai) là các “kênh quy tụ trí tuệ” để thúc đẩy mọi người tham gia việc nước.

Đặc biệt, ông phát hiện xã hội của xứ Phù tang là “xã hội học tập”, coi trọng tri thức là nền tảng. Nhà nước không chỉ đầu tư cho giáo dục qua trường lớp chính quy mà còn tích cực tổ chức dịch sách nước ngoài, in giá rẻ, phổ biến cho đại chúng. Quan chức và nhân viên công ty ra nước ngoài khi về đều viết báo cáo để chia sẻ “kiến văn”. Xã hội không chạy theo bằng cấp, đào tạo tiến sĩ chỉ để nghiên cứu và dạy đại học.
Ông nhấn mạnh xã hội Nhật không có hiện tượng “con vua thì lại làm vua” mà ai cũng có cơ hội tiến thân, sự lưu động xã hội (social mobility) càng cao! GS. Thọ nhận xét nước Nhật đã xây dựng được “hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển”, bao gồm các tố chất tài trí, dám nhận trách nhiệm, chí công vô tư và chịu khó học hỏi. Ông dẫn ra nhiều câu chuyện cụ thể, rất cảm động về những anh hùng đó - các chính khách, bộ trưởng - những VIP không ngại ngần ở khách sạn xoàng xỉnh, thức hôm thức khuya, bàn luận việc cạnh tranh với các mặt hàng công nghiệp của Âu Mỹ vào những năm tháng đất nước còn đói nghèo.

Quyển sách nhỏ nhưng tấm lòng lớn. Một lần nữa, GS. Trần Văn Thọ, dù đã về hưu, vẫn như một “samurai trí thức” không buông kiếm, đã hoàn thành một tập sách hữu ích - đúc kết những điều mắt thấy tai nghe và suy tư trăn trở của ông trong hơn nửa thế kỷ sinh sống ở nước Nhật duy tân. Xem ra mô hình phát triển của xứ sở từng “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam không chỉ thần kỳ mà còn đơn giản, dễ học dễ làm nếu người dân và lãnh đạo đồng thuận, quyết tâm thực hiện. Hoài bão duy tân thành công như nước Nhật đã và đang là khát vọng cháy bỏng của nhiều thế hệ Việt. Trong đó, GS. Thọ là một trong những kẻ sĩ thời hiện đại tiếp tục tiên phong trao truyền và khơi dậy hoài bão của dân tộc Việt.

Hãy lên thuyền, cùng đọc quyển sách này, cùng học hỏi với cậu học trò giỏi giang của xứ Quảng để khám phá những bài học phát triển cho đất nước mến yêu!

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Trần Văn Thọ:

Võ Liêm Sơn (1888 - 1949)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là quan triều Nguyễn, nhà giáo, nhà văn, và là một nhà cách mạng Việt Nam.

Huỳnh Ngọc Huệ (1914 - 1949)

  • 3 thg 12, 2022
  • 0

Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, lãnh đạo Ủy ban khởi nghĩa thành phố (năm 1945), và là Đại biểu quốc hội của tỉnh Quảng Nam khóa 1 (1946). Ngoài ra, ông còn là một trong những người sáng lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và là Ủy viên chấp hành Liên hiệp Công đoàn Thế giới. Với nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam, ông đã được nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Nhượng Tống (1906 - 1949)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông là người làng Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh ông là Hoàng Hồ, thi đỗ tú tài đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này. Ngoài người cha ruột, ông còn làm con nuôi ông Phạm Bùi Cẩm ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Sinh ra trong một gia đình Nho học, nên Nhượng Tống được học chữ Hán ngay từ nhỏ, sau mới tự học thêm chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Mặc dù học lực rất uyên bác, nhưng ông không có một văn bằng nào cả.

Quách Văn Tuấn (? - 1949)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Ông tham gia Việt Minh ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. Ông thường tổ chức đánh cờ tướng với các đồng chí của mình dưới hiên nhà, tán cây. Đây chính là hình thức để ông cùng các đồng chí mình họp bàn công việc.

Săm Brăm (? - 1949)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Săm Brăm sinh ra trong thập niên 70 của thế kỷ 19, quê ở buôn Suối Ché, tổng Bầu Bèn, huyện Đồng Xuân, nay là thôn Tân Hải, xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Nguồn khác ghi rằng quê ông ở buôn Chăm Piêng, xã Bầu Bèn, nay thuộc buôn Ma Hóa cũng thuộc xã Phước Tân (huyện Sơn Hòa) ngày nay. Chưa rõ những địa danh này có đồng nhất hay không. Săm Brăm (theo tiếng Ba Na là ông già có bộ râu đẹp) là một thầy cúng Người Chăm (Chăm H'roi). Cũng có nguồn ghi rằng cha ông là người Chăm, còn mẹ ông là người Êđê.

Trần Văn Thọ (1949 - ?)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Trần Văn Thọ là giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản. Ông cũng là một nhà nghiên cứu và có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.

Hà Duyên Châu (1949 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Hà Duyên Châu (sinh ngày 1 tháng 2 năm 1949) là phó giáo sư, tiến sĩ, nghiên cứu viên cao cấp, ngành vật lý học của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ. Lĩnh vực ông nghiên cứu chủ yếu là các đặc trưng của từ trường và điện li Trái Đất, tác động của bão từ đối với các hệ thống công nghệ như hệ thống truyền tải điện, hệ thống ống dẫn dầu khí.

Dương Hướng (1949 - ?)

  • 8 thg 12, 2022
  • 0

Dương Hướng (sinh 1949) là một nhà văn Việt Nam. Ông thành danh trong nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tiểu thuyết "Bến không chồng" của Dương Hướng là một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0