Tiểu sử của Nguyễn Du (1766 - 1820)

Đại Thi Hào Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, Thăng Long, xuất thân trong một gia đình đại quý tộc lớn.

Nguyễn Du (1766 - 1820):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Du:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1766 ... ... Nguyễn Du được sinh ra
1820 54 tuổi ... Nguyễn Du mất

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Du:

Đại Thi Hào Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, Thăng Long, xuất thân trong một gia đình đại quý tộc lớn.


Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý.

Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát.

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.

Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.

Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề (sinh 1761) đỗ đầu kỳ thi Hương ở điện Phụng Thiên, và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng.

Năm Giáp Thìn Tháng 2 năm (1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng Long bị phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi chết ở Thăng Long.

Năm Kỷ Hợi (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với Tây Sơn, giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).

Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy.

Năm Quý Sửu (1793), Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.

Năm Giáp Dần (1794), Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Đến năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 trở về được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.

Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo chúa Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù)

Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).

Năm Quý Hợi (1803), Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

Năm Ất Sửu (1805) ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm Đinh Mão1807 được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm Mậu Thìn1808 ông xin về quê nghỉ.

Năm Kỷ Tỵ (1809) ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình
Năm Quý Dậu (1813) ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm).

Năm Bính Tý ((1816)), anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.

Năm (Canh Thìn) 1820 Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch (16 tháng 9 năm Canh Thìn (1820) lúc 54 tuổi.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước "những điều trông thấy" khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả tấm lòng mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Các tác phẩm chữ Hán của ông có Thanh Hiên Thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, chữ nôm có Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) và nhiều bài thơ khác. Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương bất hủ là Truyện Kiều.

Một số video về Nguyễn Du

Tài liệu tham khảo:

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 100

vi.wikipedia.org

nomfoundation.org

Nhân vật cùng thời kỳ với Nguyễn Du:

Hoàng Công Chất (1706 - 1769)

  • 2 thg 12, 2
  • 114

Hoàng Công Chất tên là Hoàng Công Thư, xuất thân trong một gia đình nghèo (gốc họ Mạc) người làng Hoàng Xá, huyện Thư trì, trấn Nam sơn hạ, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ thư, tỉnh Thái Bình. Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình Lê Trịnh cứu dân nghèo vì nghĩa lớn “Bảo Quốc an dân” diệt cường hào ác bá, lấy của giàu chia cho dân nghèo, với hoài bão xoá bỏ bất công, lập lại kỷ cương, phục hưng đất nước thống nhất giang sơn, thái bình muôn thuở.

Nguyễn Nhạc (? - 1793)

  • 2 thg 12, 2
  • 150

Nguyễn Nhạc hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị vua sáng lập ra nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788 ông xưng là Thái Đức đế. Từ năm 1789 - 1793 ông xưng là Tây Sơn vương. Tục gọi Nguyễn Nhạc là “Đức Ông Cả”, quê ấp Tây Sơn Thượng, huyện An Khê, tỉnh Bình Định (nay thuộc huyện Tây Sơn). Thân phụ là Hồ Phi Phúc (sau đổi sang họ Nguyễn), vốn người huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, di cư vào sống ở Bình Định.

Nguyễn Lữ (1754 - 1787)

  • 2 thg 12, 2
  • 128

Nguyễn Lữ hay còn gọi là Nguyễn Văn Lữ là em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn, một trong những triều đại hiển hách nhất về võ công của Việt Nam. Ông quê ở ấp Tây Sơn, sinh ra ở làng Kiên Mĩ, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông là người hiền lành, đô lượng, không cầu danh vọng, địa vị mà chỉ muốn thỏa chí tự do tự tại, ông chính là người khai sáng ra môn võ Hùng kê quyền trong võ thuật Tây Sơn

Nguyễn Huệ (1753 - 1792)

  • 2 thg 12, 2
  • 238

Nguyễn Huệ còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam trong cuộc nội chiến và cả khi chống giặc ngoại xâm . Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Gia Long (1762 - 1820)

  • 2 thg 12, 2
  • 143

Gia Long là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), sinh vào ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con thứ ba của đức Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế Nguyễn Phúc Côn và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Hoàn. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Nguyễn Hữu Chỉnh (1741 - 1788)

  • 2 thg 12, 2
  • 145

Nguyễn Hữu Chỉnh là danh tướng cuối đời Hậu Lê, quê làng Cổ Đan, xã Đông Hải, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Nghệ An), con nhà phú thương Nguyễn Mẫn. Nguyễn Hữu Chỉnh thi đỗ Hương cống lúc mới 16 tuổi, 18 tuổi thi đỗ Tam trường, ông có cơ trí và có tài biện bác, giỏi văn thơ

Lê Chiêu Thống (1765 - 1793)

  • 2 thg 12, 2
  • 126

Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của nhà Hậu Lê. Cháu nội vua Lê Hiển Tông, con của thái tử Duy Vĩ, bị Trịnh Sâm giam cầm hơn 10 năm. Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc lần thứ nhất diệt Trịnh, Lê Hiển Tông mất, Lê Chiêu Thống được đưa lên làm vua. Ông ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng giêng năm 1789. Việc ông sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng bị coi đó là hành vi bán nước.

Vũ Văn Nhậm (? - 1788)

  • 2 thg 12, 2
  • 98

Vũ Văn Nhậm hay Võ Văn Nhậm, là một danh tướng nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở Quảng Nam, là người giỏi võ nghệ, tánh phóng khoáng và có sức mạnh. Ông vốn là tướng của Trấn thủ Quảng Nam, thuộc chính quyền chúa Nguyễn, nhưng vì không chịu tuân phục theo quân pháp, nên bị kết tội, phải trốn vào Quy Nhơn. Sau này nghe lời khuyên và nhờ sự tiến cử của Trần Quang Diệu, Vũ Văn Nhậm được nhận làm thuộc tướng của Tây Sơn Vương (Nguyễn Nhạc).

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803)

  • 2 thg 12, 2
  • 120

Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.

Võ Huy Tấn (1749 - 1800)

  • 2 thg 12, 2
  • 88

Võ Huy Tấn hay Vũ Huy Tấn, còn có tên là Liễn, hiệu là Nhất Thủy. Ông là nhà thơ, là viên quan trải hai triều đại: nhà Lê trung hưng và nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Vũ Huy Tấn sinh năm Kỷ Tỵ (1749) tại làng Mộ Trạch, huyện Đường An, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Cha ông là Vũ Huy Đình, Tiến sĩ triều Hậu Lê.

Đặng Tiến Đông (1738 - 1787)

  • 2 thg 12, 2
  • 100

Đặng Tiến Đông làm quan thời Lê-Trịnh, sau đầu quân Tây Sơn và trở thành danh tướng của lực lượng này. Thân thế và sự nghiệp của ông hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới sử học Việt Nam. Ông sinh ngày 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ (18 tháng 6 năm 1738), tại xã Thịnh Phúc, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay đã sáp nhập vào Hà Nội). Năm 1749, Đặng Tiến Đông 11 tuổi thì mồ côi cha. Mười năm sau, năm 1759, mẹ ông cũng qua đời.

Minh Mạng (1791 - 1841)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định. Ông là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, ông lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840)

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)

  • 2 thg 12, 2
  • 351

Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình. Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long, Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại, không thành, ông đưa gia đình về quê mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối.

Cao Bá Quát (1809 - 1855)

  • 2 thg 12, 2
  • 206

Cao Bá Quát là nhà thơ, danh sĩ triều Thiệu Trị và Tự Đức, tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, biệt hiệu Mẫn Hiên, quê gốc ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh cũ (nay thuộc xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội), nhưng trú quán ở thôn Đình Ngang, phía Nam thành Thăng Long, một thời gian gia đình dời đến gần chùa Linh Sơn bên cạnh hồ Trúc Bạch. Năm 1831, Cao Bá Quát thi đậu Cử nhân, sau thi Hội bị trượt. Năm 1841, vào Kinh đô Huế giữ chức Hành tẩu Bộ Lễ, sau thăng chức Lang trung. Vào cuối năm 1841, ông được cử đi làm sơ khảo ở Trường thi Hương Thừa Thiên. Cuối năm 1847, vua Tự Đức nghĩ ông là người tài, sai triệu vào Kinh cho làm việc ở Hàn Lâm viện, sưu tầm và xếp đặt văn thư. Trong thời gian làm quan, ông nhiều lần bị trách phạt, giáng chức, thậm chí chịu tù ngục do tính tình thẳng thắn cương trực

Thiệu trị (1807 - 1847)

  • 2 thg 12, 2
  • 162

Hoàng đế Thiệu Trị là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức 16 tháng 6 năm 1807, tại Huế. 13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, thân mẫu của ông mất.

Phan Thanh Giản (1796 - 1867)

  • 2 thg 12, 2
  • 181

Phan Thanh Giản tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu Ước Phu, Lương Khê; là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 12 tháng 10, năm Bính Thìn (1796) tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Lâm Duy Hiệp (1806 - 1863)

  • 2 thg 12, 2
  • 145

Lâm Duy Hiệp có sách ghi là Lâm Duy Thiếp, tự: Chính Lộ, hiệu: Thất Trai; là đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh tại thôn An Nhơn, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định (nay là huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Thuở nhỏ, ông có tiếng là thông minh, nhanh nhẹn. Năm 1828 đời Minh Mạng, ông thi đỗ cử nhân, được bổ làm tri huyện, rồi tri phủ. Ông làm quan đến chức Thượng thư, sung Cơ mật viện đại thần, Phụ chánh đại thần.

Trần Đình Túc (1818 - 1899)

  • 2 thg 12, 2
  • 121

Trần Đình Túc quê làng Hà Trung xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, đỗ cử nhân dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức, là quan đại thần nhà Nguyễn (thời Tự Đức), từng giữ các chức Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình), Hiệp biện Đại học sĩ. Trần Đình Túc là một trong những đại thần chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp, khi Pháp xâm lược Việt Nam.

Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

Phan Huy Chú (1782 - 1840)

  • 27 thg 9, 2014
  • 139

Phan Huy Chú sinh tại làng Thụy Khuê (còn gọi là làng Thầy) huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là Thụy Khuê, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) trong một gia đình có truyền thống văn hóa và khoa bảng. Ông nội là tiến sỹ Phan Huy Cận làm quan cấp cao trong triều đình Lê-Trịnh. Thân phụ là tiến sỹ Phan Huy Ích, giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời Tây Sơn. Thân mẫu là bà Ngô Thị Thục, em gái Ngô Thì Nhậm, người được vua Quang Trung giao cho nhiều trọng trách. Như vậy, cả gia đình bên nội và bên ngoại của Phan Huy Chú với hai dòng họ tiêu biểu ở nước ta là Phan Huy và Ngô Thì, có nhiều đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam.

Nguyễn Du (1766 - 1820)

  • 28 thg 9, 2014
  • 112

Đại Thi Hào Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, Thăng Long, xuất thân trong một gia đình đại quý tộc lớn.

Lê Quang Định (1760 - 1813)

  • 1 thg 10, 2014
  • 142

Lê Quang Định tự là Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai, là người làng Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế). Hiện còn nhà thờ họ Lê Quang tại quê nhà Tiên Nộn. Ông thông minh, ham học, là học trò của Võ Trường Toản.

Trương Định (1820 - 1864)

  • 2 thg 10, 2014
  • 149

Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi, mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, người giữa chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, Trương Định đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập ấp. Với công lao ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời thường gọi ông là Quản Định.

Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

  • 2 thg 10, 2014
  • 462

Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Trần Quang Diệu (? - 1802)

  • 2 thg 10, 2014
  • 104

Trần Quang Diệu (? - 1802) quê ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Ông là một trong Tây Sơn thất hổ tướng của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là chồng nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân. Ngay từ tuổi thanh niên, ông là bạn tâm giao của Nguyễn Nhạc. Chiến công đánh đuổi quân Thanh xâm lược đầu xuân Kỷ Dậu (1789) có rất nhiều đóng góp của vợ chồng ông.

Huỳnh Mẫn Đạt (1807 - 1883)

  • 2 thg 10, 2014
  • 99

Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883) quê ở làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định ( nay là TP. HCM ); có sách cho rằng ông là người ở Rạch Giá - Kiên Giang.

Phạm Thế Hiển (1803 - 1861)

  • 3 thg 10, 2014
  • 107

Phạm Thế Hiển (1803–1861) là một danh thần đời Minh Mạng. Ông quê ở làng Luyến Khuyết, huyện Đông Quan - tỉnh Nam Định thời nhà Nguyễn (nay là xã Thụy Phong, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Xuất thân trong một gia đình truyền thống Nho học (em trai ông Phạm Thế Húc, đậu phó bảng), năm 25 tuổi Phạm Thế Hiển thi Hương, đỗ Đệ Tam giáp tiến sĩ (1828). Ông được triều đình trọng dụng suốt ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Trong quá trình làm quan, ông nổi tiếng cương trực, được vua Tự Đức tin dùng và lần lượt giữ chức Tham tri bộ Binh, bộ Hình...

Lê Ngọc Hân (1770 - 1779)

  • 3 thg 10, 2014
  • 138

Lê Ngọc Hân (1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu là công chúa thứ 21 của vua Lê Hiển Tông, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ).

Bà Huyện Thanh Quan (1805 - 1848)

  • 3 thg 10, 2014
  • 265

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Cha bà đỗ thủ khoa năm 1783, là một cựu thần nhà Lê. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích - một tiến sĩ đời nhà Lê và là bạn thân của thi hào Nguyễn Du. Bà thắm duyên với ông Lưu Nguyên Ôn (Lưu Nghi), người làng Nguyệt áng, huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan (Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thời vua Nguyễn, nên bà thường được gọi theo chức vụ của chồng là Bà Huyện Thanh Quan.

Nguyễn Hữu Huân (1813 - 1875)

  • 8 thg 10, 2014
  • 171

Nguyễn Hữu Huân là người làng Mỹ Tịnh An, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường; nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Bùi Thị Xuân (? - 1802)

  • 17 thg 10, 2014
  • 94

Bùi Thị Xuân là nữ tướng thời Tây Sơn, người thôn Phú xuân, xã Bình Phú, huyện Bình Khê, tỉnh Nghĩa Bình, nay là thôn Xuân Hòa, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bà là cháu của Thái sư Bùi Đắc Tuyên, là vợ của quan Thái phó Trần Quang Diệu, một danh tướng thời Tây Sơn.

Từ Dũ (1810 - 1902)

  • 24 thg 10, 2014
  • 134

Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) tên húy là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19 tháng 5 năm Canh Ngọ (1810) tại Giồng Sơn Quy (Gò Rùa), làng Gò Công, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định (sau thuộc tỉnh Gò Công, nay thuộc Tiền Giang). Bà là trưởng nữ của Quốc công Phạm Đăng Hưng và bà Phạm Thị Vị.

Phạm Thái (1777 - 1813)

  • 8 thg 11, 2014
  • 111

Phạm Thái sinh ngày 19 tháng Giêng năm Đinh Dậu (26 tháng 2 năm 1777) tại làng Yên Thị, xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Thân phụ trước làm quan với nhà Lê được phong tước Trạch Trung hầu, sau khi Tây Sơn dứt nhà Lê, có khởi binh chống lại bị thua.

Vũ Tông Phan (1800 - 1851)

  • 8 thg 11, 2014
  • 103

Vũ Tông Phan (còn gọi là Võ Tông Phan) tự Hoán Phủ, hiệu Lỗ Am, Đường Xuyên sinh năm Canh Thân (1800), nguyên quán làng Hoa Đường, huyện Đường An sau đổi là làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Do ông nội đỗ hương cống (cử nhân) làm Thị nội Văn chức trông coi việc học hành trong phủ Chúa Trịnh, nên gia đình ông đã di cư ra phường Báo Thiên, sau là thôn Tự Tháp, ven bờ phía tây hồ Hoàn Kiếm. Tại đây, ông theo học danh sĩ Phạm Quý Thích, làm bạn với Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu...

Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872)

  • 8 thg 11, 2014
  • 107

Cụ Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1799 tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Lúc đầu có tên là Định, tự là Tồn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ. Trên các sáng tác về văn học, Cụ vẫn thường lấy tên là Nguyễn Siêu.

Phạm Đình Hổ (1768 - 1839)

  • 8 thg 11, 2014
  • 109

Phạm Đình Hổ, mồ côi cha sớm lúc 10 tuổi, ông ở quê nhà với mẹ. Năm Giáp Thìn (1784-1785) 16 tuổi ông mới ra du học tại Thăng Long, ông theo học một vị thầy có lẽ là cụ Hồ Phi Diễn,(1703-1786) thân phụ Hồ Xuân Hương, và tham dự các buổi bình văn hằng tháng tại nhà Quốc Tử Giám, ông chưa kịp đi thi thì nhà Lê mất (1786). Thời loạn lạc ông về quê nhà hay đi học các nơi.

Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798)

  • 8 thg 11, 2014
  • 85

Nguyễn Gia Thiều sinh năm Tân Dậu (1741) ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình quý tộc.

Võ Đình Tú (? - 1799)

  • 27 thg 2, 2015
  • 35

Danh tướng nhà Tây Sơn, được người cùng thời liệt vào danh sách Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh sinh trong một gia đình giàu có ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc H.Tây Sơn, tỉnh Bình Định), được một nhà sư dạy binh pháp và võ nghệ từ thuở nhỏ. Ông chẳng những côn quyền xuất chúng, binh pháp tinh thông mà còn có tài bắn cung, nhảy cao, cưỡi ngựa... Đến khi ba anh em nhà Tây Sơn tụ nghĩa, Võ Văn Dũng giới thiệu Võ Đình Tú với Nguyễn Nhạc. Theo Địa chí Bình Định, Võ Đình Tú được Nguyễn Huệ tin yêu như ruột thịt, hay bàn chuyện quân cơ. Có lần, Nguyễn Huệ nói với các tướng: “Đình Tú có tài văn, võ; ngày sau sẽ là bề tôi rường cột”. Còn Bùi Thị Xuân cũng vì quý tài ông mà tặng một lá cờ đào có thêu bốn chữ vàng: "Thiết côn vô địch".

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822)

  • 28 thg 3, 2015
  • 52

Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Trần Văn Thành (1818 - 1873)

  • 1 thg 4, 2015
  • 80

Chánh Quản cơ Trần Văn Thành sinh năm 1818 trong một gia đình nông dân tại ấp Bình Phú (Cồn Nhỏ), làng Bình Thạnh Đông, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay là xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Năm 1840, Trần Văn Thành tham gia quân đội nhà Nguyễn. Do có sức khỏe, giỏi võ nghệ, biết chữ nghĩa nên ông được cử làm suất đội (chỉ huy 50 lính), từng đóng quân bảo hộ ở Chân Lạp. Năm 1845, sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng làm Chánh quản cơ, coi 500 quân, đồn trú ở Châu Đốc để giữ gìn biên cương phía Tây Nam.

Lê Duy Lương (1814 - 1833)

  • 2 thg 4, 2015
  • 36

Lê Duy Lương sinh năm 1814, mất năm 1833, là thủ lĩnh cuộc nổi dậy ở Sơn Âm-Thạch Bi (đều thuộc tỉnh Hòa Bình) dưới triều vua Minh Mạng trong lịch sử Việt Nam.

Võ Trường Toản (1709 - 1792)

  • 27 thg 11, 2022
  • 0

Ông hiệu Sùng Đức do chúa Nguyễn Phước Ánh (còn gọi là Nguyễn Ánh, sau thống nhất đất nước trở thành hoàng đế Nguyễn Thế Tổ) phong tặng; là một nhà giáo Việt Nam nổi tiếng "học rộng, có tài thao lược và đức hạnh hơn người" ở Gia Định vào thế kỷ XVIII.

Tùng Thiện Vương (1819 - 1870)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Ông nội ông là Gia Long rất vui mừng, thưởng liền 10 lạng vàng. Khi còn nhỏ, tính hay khóc, Thục tần rất lo mà không biết thế nào. Bỗng có đạo sĩ nói rằng: "Đây là sao Thái Bạch Kim Tinh giáng sinh, làm lễ tiễn thì khỏi.". Sau làm lễ, quả nhiên khỏi hẳn. Năm lên 7 tuổi, Miên Thẩm cùng với các em vào Dưỡng Chính đường, được thầy Thân Văn Quyền[4] dạy chu đáo. Ông rất chịu khó học tập, nên mới 8 tuổi (1827), nhân theo hầu Minh Mạng dự lễ Nam Giao, ông làm bài Nam Giao thi, rất được tán thưởng.

Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇, 2 tháng 8 năm 1726 – 11 tháng 6 năm 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường (桂堂), là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ và được mệnh danh là "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".

Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Ông là quan chức, sử gia, nhà thơ thời nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông có công ổn định tình hình Bắc Hà và tham gia chiến dịch đánh chiếm Phú Xuân của Đàng Trong năm 1774-1775. Một trong những người con của ông là đại thi hào Nguyễn Du.

Ninh Tốn (1744 - 1795)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Cha Ninh Tốn là Ninh Ngạn (hiệu Dã Hiên, Hy Tăng)[3][4], một ẩn sĩ, là tác giả của hai tập sách: Vũ Vu thiển thuyết (Lời bàn nông cạn về thú ở ẩn) và Phong vinh tập (Tập thơ văn Vịnh gió). Bác của Ninh Tốn là Ninh Địch, đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Tuất (1718) đời Lê Dụ Tông. Từ nhỏ, Ninh Tốn đã nổi tiếng là thông minh, được cha cho trọ học ở kinh đô Thăng Long. Năm 1762, ông đỗ Hương cống (tức cử nhân) lúc 19 tuổi. Sau đó, ông tiếp tục theo học với Tiến sĩ Vũ Huy Đỉnh. Ở đây ông kết thân với hai bạn học là Phạm Nguyễn Du và Vũ Huy Tấn.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8