Tiểu sử của Nguyễn Đôn (1918 - ?)

Trung tướng Nguyễn Đôn quê ở xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng năm 1938, nhập ngũ năm 1945 và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938.

Nguyễn Đôn (1918 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Đôn:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1918 ... ... Nguyễn Đôn được sinh ra
1945 27 tuổi Ba Tơ Quảng Ngãi Khởi nghĩa Ba Tơ
... ... ... Nguyễn Đôn mất

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đôn:

Trung tướng Nguyễn Đôn quê ở xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng năm 1938, nhập ngũ năm 1945 và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938.


Trong thời gian từ 1939 - 1945, ông bị thực dân Pháp bắt giam, đưa đi an trí ở Ba Tơ. Tại đây ông tham gia tổ chức Ủy ban cứu quốc và thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Ngãi. Tháng 3/1945, ông là Chính trị ủy viên, lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ, Chính trị viên Đội du kích Ba Tơ.

Tháng 8/1945, ông trở thành Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Quảng Ngãi. Tháng 9/1945 ông là Ủy viên Thường vụ, Phó Chỉ huy Ban Quân chính Nam phần Trung bộ, lãnh đạo kháng chiến chống Pháp ở bảy tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận;

Từ năm 1946 - 1948, ông giữ các chức vụ Chính trị viên Chi đội 2 Quảng Ngãi, Chính trị viên Trung đoàn 94 và 68; Trưởng phòng Tổ chức và Kiểm tra Khu 5, kiêm Chính trị viên Ban Quân giới Khu 5. Năm 1950 giữ chức Chính ủy Trung đoàn 210 (sau là Trung đoàn 108), tham gia chỉ huy Mặt trận Quảng Nam, Chính ủy kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận Nam Tây Nguyên.

Từ năm 1951 - 1954, ông là Tham mưu trưởng, Phó Tư lệnh Liên khu 5, tham gia chỉ huy chiến dịch An Khê (1953), chiến dịch chống cuộc hành quân Atlăng (1-3/1954).

Năm 1954, ông là Sư đoàn trưởng kiêm Chính ủy Sư đoàn 324, Tư lệnh Quân khu 4 vào năm 1955 - 1960 và Bí thư Liên khu 5, Tư lệnh Quân khu 5 năm 1961 - 1967.

Năm 1968 - 1972 ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Quân ủy Trung ương, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Quân đội (1971).

Từ năm 1973 - 1977 ông giữ chức Trưởng ban công tác miền Tây (CP-38), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Chính phủ (1978 - 1982), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, Đại biểu Quốc hội khóa IV, IX.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Nguyễn Đôn:

Nguyễn Đôn (1918 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 155

Trung tướng Nguyễn Đôn quê ở xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng năm 1938, nhập ngũ năm 1945 và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938.

Nguyễn Bính (1918 - 1966)

  • 8 thg 10, 2014
  • 172

Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Nguyên Hồng (1918 - 1982)

  • 28 thg 11, 2022
  • 0

Mới lên bảy, tám tuổi, Nguyên Hồng đã cảm nhận được một cách hồn nhiên và nhớ rất kỹ trong ký ức tuổi thơ của mình rằng "thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì thương yêu nhau" và bản thân mình là kết quả của cuộc hôn nhân gượng gạo ấy. Năm 12 tuổi, Nguyên Hồng mồ côi cha. Mẹ ông lén lút đi bước nữa, bà bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ, hắt hủi, không được tự do gần gũi, chăm sóc con. Nguyên Hồng phải sống nhờ bà nội cùng cô ruột và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của cô. Tuổi thơ Nguyên Hồng đã trải qua những ngày tháng nhiều cay đắng và tủi cực vì đói ăn, thiếu mặc, thiếu cả tình thương. Ông đã phải đi đánh đáo kiếm tiền ăn học và chung đụng với đủ mọi hạng trẻ hư hỏng của các lớp "cặn bã" nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng.

Lê Trực (1828 - 1918)

  • 29 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một võ quan thời nhà Nguyễn và thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương cuối thế kỉ XIX tại quê nhà. Khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lấn thứ hai nhằm kêu gọi sĩ phu và nhân dân cả nước khởi nghĩa chống Pháp, ông đã khởi binh ở vùng Quảng Bình. Sau đó, ông bị quân Pháp tầm nã, phải rút ra Hà Tĩnh. Ở đây, ông hợp sức với Tôn Thất Đàm (con cả Tôn Thất Thuyết) tiếp tục kháng chiến. Cho tới ngày vua Hàm Nghi bị bắt, ông mới giải tán nghĩa binh rồi về quê nhà.

Thái Quang Hoàng (1918 - 1993)

  • 29 thg 11, 2022
  • 0

Ông nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị của Quân đội Pháp mở ra ở miền Bắc Việt Nam với mục đích đào tạo thí sinh trên toàn thuộc địa Đông Dương trở thành sĩ quan, phục vụ cho Quân đội Thuộc địa Pháp và Quân đội Liên hiệp Pháp sau này. Ông là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa. Ông từng bị các sĩ quan chỉ huy cuộc Đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1960 bắt giữ làm con tin để đào thoát sang Campuchia.

Trần Văn Sớm (1918 - 2004)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là nhà cách mạng Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Quỳnh Dao (1918 - 1947)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà thơ Việt Nam trong phong trào Thơ mới.

Mai Văn Bộ (1918 - 2002)

  • 1 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một trí thức Nam bộ, là một trong ba người của bộ ba "Huỳnh - Mai - Lưu" nổi tiếng, cố Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, Vương quốc Bỉ, Cộng hòa Italia, Hà Lan, Luxembourg.

Đội Cấn (1881 - 1918)

  • 4 thg 12, 2022
  • 0

Nhà nghèo, năm 1910, ông đăng lính khố xanh thay cho anh trai với cái tên là Trịnh Văn Cấn, sau thăng dần lên chức đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên, vì thế ông được gọi là Đội Cấn. Tuy đi lính cho Pháp, nhưng Đội Cấn lại là người chịu ảnh hưởng và khâm phục tinh thần yêu nước chống Pháp của nghĩa quân Đề Thám. Thời gian ông đóng tại Thái Nguyên, ông kết bạn với các đồng ngũ người Việt tại đây như Đội Trường, Đội Giá, Cai Xuyên, Cai Mãnh, Ba Chén,... thường bàn bạc việc khởi nghĩa, nổi dậy chống chính quyền của Pháp ở Thái Nguyên.

Lê Văn Thiêm (1918 - 1991)

  • 6 thg 12, 2022
  • 0

Lê Văn Thiêm (1918-1991) là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư toán học và là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết các hàm phân hình, diện Riemann và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Lê Văn Thiêm được chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 và Huân chương Độc lập hạng nhất[1] về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc.

Nguyễn Khắc Đạm (1918 - 2006)

  • 7 thg 12, 2022
  • 0

Ông là một nhà nghiên cứu sử học người Việt Nam. Dù khởi đầu sự nghiệp với tư cách là nhà quân sự, nhưng ông được biết nhiều với tư cách nhà nghiên cứu lịch sử với nhiều tác phẩm có giá trị nghiên cứu cao và là một dịch giả chuyển thể nhiều tài liệu và tác phẩm từ Hán văn, Pháp văn ra Việt ngữ.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8