Địa điểm Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định) và được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.136,88 km2. Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129 km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn và một số đảo nhỏ khác
Quảng Ngãi:
Diễn biễn lịch sử:
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định) và được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.136,88 km2. Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129 km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn và một số đảo nhỏ khác
Năm 1400, Hồ Quý Ly sai Hành Khiển Đỗ Mãn làm thuỷ quân Đô tướng đem 15 vạn quân đi đánh Chiêm Thành, gặp mùa nước lũ các cánh quân không liên lạc được, hết lương thực, năm 1401 phải rút quân về. Tháng 3 năm 1402, Hồ Hán Thương lên ngôi, tháng 7 lại phong Đỗ Mãn làm Đỗ tướng, Nguyễn Vị làm Chiêu dụ sứ đem đại binh đánh Chiêm Thành.
Vua Chiêm - Ba Đích Lại sai tướng Chế Sất Nan cầm quân chống cự bị thua, sai cậu là Bố Điền dâng một con voi trắng, một voi đen và phẩm vật xin dâng Chiêm động (phần phía nam Quảng Nam ngày nay). Vua nhà Hồ ép sứ giả phải đổi tờ biểu, buộc Chiêm Thành nạp cả động Cổ Luỹ nữa (phần phía bắc Quảng Ngãi ngày nay).
Năm 1406 quân Minh sang xâm lược và thống trị nước ta: Hồ Hán Thương thua chạy. Nhân cơ hội này, Chiêm Thành đem quân chiếm lại Chiêm động và Cổ Lũy động.
Năm 1471, quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Chămpa. Tháng 6 âm lịch, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng), gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. tỉnh Quảng Ngãi thuộc Phủ Tư Nghĩa.
Năm 1602, Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa/Ngãi. Năm 1776, Nhà Tây Sơn đổi tên phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa. Năm 1803, Nhà Nguyễn đổi phủ Hoà Nghĩa trở lại tên cũ là phủ Quảng Nghĩa. Năm 1807, Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1832, Tỉnh Quảng Nghĩa/Ngãi được thành lập.
Thời kỳ đầu của cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được đổi tên là tỉnh Lê Trung Đình, phủ Tư Nghĩa đổi thành phủ Nguyễn Thụy(Sụy), xã Chánh Lộ lấy tên xã Nguyễn Viện v.v... Về tổ chức, lập liên xã, bỏ các làng cũ. Nhưng, sau một thời gian thay danh hiệu tỉnh, huyện, tổng, xã đều lấy lại tên cũ
Tài liệu tham khảo:
Sự kiện liên quan đến địa điểm này
Khởi nghĩa Ba Tơ (1945 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 279
Ba Tơ là một châu miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi (nay là tỉnh Nghĩa Bình). Tại đây, thực dân Pháp xây dựng một đồn sơn phòng do một tên sĩ quan Pháp chỉ huy và một "căng" giam tù chính trị. Các đồng chí bị an trí ở "căng" này đã thành lập một chi bộ Đảng. Quảng Ngãi lúc đó là tỉnh có phong trào cách mạng cao nhất ở Trung Bộ. Trước cuộc đảo chính Nhật - Pháp (9-3-1945), cơ sở quần chúng đã chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa.Trưa ngày 10 tháng 3 năm 1945, Ba Tơ nhận được tin Nhật làm đảo chính lật đổ Pháp. Ngay tối hôm đó, chi bộ quyết định lãnh đạo khởi nghĩa. Hội nghị cử ra một ủy ban khởi nghĩa, định chương trình và kế hoạch hành động.
Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn ở Đá Vách Quảng Ngãi (1803 - 1883)
- 1 thg 4, 2015
- 104
Phong trào nổi dậy ở Đá Vách (1803 - 1883) là tên gọi một loạt nhiều cuộc nổi dậy của người dân tộc thiểu số ở khu vực Quảng Ngãi, Việt Nam. Phong trào kéo dài từ buổi đầu triều đại vua Gia Long đến suốt hơn nửa thế kỷ. Nguyên do chính sách cai trị của triều đình nhà Nguyễn, sưu cao thuế nặng, quan lại và địa chủ tham lam nhũng nhiều người dân và còn xúc phạm đến phong tục đời sống của đồng dân tộc thiểu số ở khu vực Đá Vách. Đây là cuộc chiến bền bỉ của nhân dân Đá Vách dưới thời nhà Nguyễn.
Nhân vật liên quan đến địa điểm này
Trương Định (1820 - 1864)
- 2 thg 10, 2014
- 149
Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi, mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, người giữa chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, Trương Định đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập ấp. Với công lao ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời thường gọi ông là Quản Định.
Tế Hanh (1921 - 2009)
- 29 thg 11, 2022
- 0
Sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, quê hương chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của Tế Hanh. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Sau năm 1945, ông vẫn luôn tiếp tục bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết quê hương miền nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
Ngô Thị Thuận (1939 - ?)
- 30 thg 11, 2022
- 0
Sau khi tốt nghiệp Khoa Hóa học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, bà được cử sang Liên Xô, học tiếp tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, chỉ sau gần 3 năm miệt mài đèn sách - năm 1962, bà đã tốt nghiệp với kết quả xuất sắc và được chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Vì có sự chậm trễ về giấy tờ, bà trở về nước với hành lý chỉ toàn sách vở, bà được nhận vào làm cán bộ giảng dạy của Khoa Hoá học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và ngay lập tức tham gia giảng dạy cho sinh viên. Cuốn " Xúc tác trong Hóa học hữu cơ"do bà viết vào thời gian này được nhà trường in rônêô năm 1963, là cuốn sách tốt cho các sinh viên ngành Hoá hữu cơ. Khao khát khám phá những chân trời khoa học mới, mong mỏi nâng cao tri thức của mình để có thể truyền thụ kiến thức nhiều hơn cho các em sinh viên, năm 1963, bà sang Liên Xô làm tiếp nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Với lòng say mê khoa học, bà lao vào học tập, nghiên cứu, tìm tòi dưới sự hướng dẫn của nữ Giáo sư Turôva Pôliắc.
Trần Nguyên Mẫn (1915 - 1950)
- 1 thg 12, 2022
- 0
Ông là một nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Ninh Thuận.
Trịnh Thị Ánh Tuyết (1870 - 1887)
- 1 thg 12, 2022
- 0
Bà là một nữ danh sĩ, đồng thời là một chiến sĩ trong phong trào Cần Vương tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Ngoài tài thơ văn, bà còn được biết đến nhiều như nhà nữ quyền và mối quan hệ tình cảm trớ trêu: vừa là hôn thê của Nguyễn Thân, vừa có liên hệ tình cảm, đồng chí với thủ lĩnh Nghĩa hội Quảng Nam Nguyễn Bá Loan, những người không đội trời chung.
Bài viết phổ biến
Giấy phép hoạt động doanh nghiệp
21 thg 11, 2024
Thế Giới Đá Gà Cúp C1 Đầy Hấp Dẫn
21 thg 11, 2024
Khuyến mãi WIN79 - Cơ hội nhận thưởng lớn cho mọi người chơi
21 thg 11, 2024
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống