Tiểu sử của Đàm Thanh Sơn (1969 - ?)
Ông là một giáo sư, tiến sĩ vật lý lý thuyết người Việt.
Đàm Thanh Sơn (1969 - ?):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Đàm Thanh Sơn:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1969 | ... | ... | Đàm Thanh Sơn được sinh ra |
... | ... | ... | Đàm Thanh Sơn mất |
Thân thế và sự nghiệp của Đàm Thanh Sơn:
Ông là một giáo sư, tiến sĩ vật lý lý thuyết người Việt.
Đàm Thanh Sơn sinh tại Hà Nội, quê gốc ở Bắc Ninh trong thời kì chiến tranh trong gia đình trí thức. Cha ông là giáo sư dược học Đàm Trung Bảo, mẹ là phó giáo sư, tiến sĩ sinh hoá Nguyễn Thị Hảo.
Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva năm 1991 và nhận bằng tiến sĩ vật lý tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Moskva năm 1995.
Từ năm 1995-1999: Ông là học giả hậu tiến sĩ (postdoc) tại Đại Học Washington, Seattle (1995-1997) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) (1997-1999).
Từ năm 1999-2002: Ông được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại học Columbia, đồng thời là học giả (fellow) ở Trung tâm Nghiên cứu RIKEN-BNL, Phòng Thí nghiệm Quốc gia Brookhaven (BNL), Hoa Kỳ. Từ năm 2002, ông quay lại Seattle, được bổ nhiệm chức giáo sư tại Khoa Vật lý của Đại học Washington và đồng thời là học giả cao cấp (Senior Fellow) tại Viện Vật lý Hạt nhân trực thuộc đại học này.
Năm 2008 tổ chức Olympic Vật lý quốc tế ở Việt Nam, ông là một trong ba giáo sư vật lý Việt Nam được mời tham gia Ban tổ chức.
Từ tháng 09 năm 2012, ông là giáo sư (University Professor) tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ. Các lĩnh vực nghiên cứu của GS Đàm Thanh Sơn bao gồm: vật lý lý thuyết, chủ yếu là vật lý hạt cơ bản, vật lý hạt nhân và các ứng dụng của lý thuyết dây.
Năm 2014, ông trở thành thành viên của Viện hàn lâm khoa học và Nghệ thuật Mỹ, cũng năm này ông được bầu là thành viên Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ.
Đàm Thanh Sơn là cựu học sinh khối chuyên Toán-Tin, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ông từng đoạt huy chương vàng tại Olympic Toán quốc tế 1984 tại Praha (Cộng hòa Séc) với số điểm tuyệt đối 42/42 khi mới 15 tuổi, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Moskva (Liên Xô) năm 25 tuổi.
Đầu năm 2005, nhóm 3 nhà vật lý Đàm Thanh Sơn, P. K. Kovtun và A. O. Starinets đã công bố một công trình về độ nhớt của lỗ đen theo thuyết trường lượng tử tương tác mạnh trên tạp chí Physical Review Letters (một trong những tạp chí vật lý uy tín nhất trên thế giới hiện nay). Bài báo đã đưa ra mô hình lỗ đen lỏng trong không gian lý thuyết 10 chiều, một giả thuyết được tạp chí New Scientist đánh giá cao. Tính từ năm 1994 đến năm 2008, Đàm Thanh Sơn là tác giả và đồng tác giả của 92 bài báo, bản báo cáo trong đó có tới 14 bài trên Physical Review Letters và nhiều công trình trên các tạp chí uy tín khác của Hội Vật lý Hoa Kỳ (American Physical Society) như Physical Review D, Physical Review B, Physical Review B.
Ngày 8 tháng 8 năm 2018 Đàm Thanh Sơn nhận Dirac Medal của Trung tâm quốc tế về Vật lý Lý thuyết ICTP cùng với hai nhà vật lý lý thuyết là Subir Sachdev (Đại học Harvard, người Ấn Độ) và Văn Tiểu Cương (MIT, người Mỹ gốc Trung Quốc).
'Đừng ngại tìm những người thầy giỏi'
Không phụ thuộc việc sau này bạn làm việc ở nước ngoài hay Việt Nam, nhưng có điều kiện thì sang nước ngoài học tập, nghiên cứu, rồi về nước làm việc
GS ĐÀM THANH SƠN
Sáng 9-8, chúng tôi đến ICISE để chúc mừng và mong được GS Đàm Thanh Sơn chia sẻ vài điều khi nhận được huy chương Dirac danh giá.
Tuy nhiên ông quá bận rộn với các hội thảo để kịp đáp chuyến bay giữa trưa cùng ngày ra Hà Nội và trong đêm sẽ lên đường trở lại Mỹ nên ông hẹn sẽ gửi email trả lời sau.
Trong khuôn khổ của chương trình Gặp gỡ Việt Nam, GS Đàm Thanh Sơn đã có cuộc trò chuyện với các học sinh xuất sắc thuộc các đội tuyển Olympic thi giải châu Á và quốc tế của Việt Nam.
GS Sơn đã trải lòng với các bạn trẻ rằng năm 1984, khi mới 15 tuổi, ông đã đoạt huy chương vàng Olympic toán thế giới tại Praha (Tiệp Khắc). Dù vậy, sau đó ông đã gửi trọn niềm đam mê của mình vào vật lý cho đến bây giờ.
"Lúc ấy tại Việt Nam chưa có chuyên vật lý, chỉ có chuyên toán nên tôi học toán. Tôi cũng rất yêu toán, nhưng thích vật lý bởi từ nhỏ tôi đọc một số sách phổ biến về vật lý, trong đó có quyển Vật lý vui của Yakov Perelman được dịch từ tiếng Nga và cuốn Câu chuyện về các hằng số cơ bản của Đặng Mậu Lân, nói nhiều về vật lý hiện đại hơn vật lý cổ điển.
Tôi thấy thuyết tương đối, cơ học lượng tử vẫn là những thứ rất hay, tôi muốn tìm hiểu về môn đó, tôi học vật lý là vậy" - GS Sơn kể chuyện với các bạn trẻ.
GS Sơn cho biết cuộc đời làm khoa học của ông suôn sẻ, không trắc trở gì. "Lúc ở Liên Xô làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, tôi may mắn gặp được một người thầy rất nổi tiếng mà tôi ngưỡng mộ, đó là GS Valery Rubakov, người từng tìm ra một hiệu ứng hết sức nổi tiếng là tìm nguồn từ tích để sử dụng nó như một nguồn năng lượng vô tận.
Tôi tìm đến ông để xin được làm học trò và được GS Rubakov chấp nhận, tận tình hướng dẫn tôi làm luận án tiến sĩ trong suốt 4 năm" - ông kể chuyện mình để sau đó nhắn nhủ với các bạn trẻ một thông điệp: muốn nghiên cứu khoa học thành công, đừng ngần ngại tìm những người thầy giỏi để được nâng đỡ.
"Làm khoa học đôi khi có những điểm mà mình không hiểu, mình có thể tốn rất nhiều thời gian. Cách tốt nhất là hỏi thầy và những đồng nghiệp để nhanh chóng vượt qua. Giao tiếp và công tác với thầy và đồng nghiệp là rất quan trọng. Kinh nghiệm của tôi là thế" - GS Sơn chia sẻ.
GS Sơn cũng nói rằng ông học tại Matxcơva, nhưng khi Liên Xô sụp đổ thì GS Rubakov khuyên ông sang Mỹ.
"Những ngày ở Liên Xô tôi đã học tiếng Anh, nên tôi không gặp khó khăn về giao tiếp, trao đổi học thuật khi sang Mỹ làm việc. Tôi làm giáo sư tại ĐH Columbia, sau đó ở một số trường khác và hiện nay là ĐH Chicago" - ông cho hay.
Ông đề nghị các bạn nghiên cứu trẻ nếu có khả năng nên sang nước ngoài nghiên cứu khoa học để mở rộng tầm nhìn, học hỏi được nhiều người hơn, cách làm việc và tiếp cận vấn đề khác so với ở Việt Nam.
Nhà khoa học tài năng vô cùng khiêm nhường
GS Đàm Thanh Sơn là cựu học sinh chuyên toán Đại học Tổng hợp Hà Nội, đoạt huy chương vàng toán quốc tế (IMO) với số điểm tuyệt đối 42/42 năm 1984 khi mới 15 tuổi.
Ông là nhà vật lý lý thuyết đầu tiên sử dụng các hiểu biết vật lý của lưỡng tính trường chuẩn/trọng trường (gauge/gravity duality) để nghiên cứu các vấn đề tương tác trong hệ đa-thể, từ pha của nhiệt độ cực thấp là các hạt nguyên tử bị bẫy đông lạnh (cold trapped atom) đến pha của nhiệt độ cực cao là plasma của các hạt quark-gluon.
GS Đàm Thanh Sơn có những công trình quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển sự hiểu biết của lý thuyết trường chuẩn (gauge theory). Đây là một lý thuyết rất quan trọng trong vật lý hiện đại.
Công trình của GS Đàm Thanh Sơn liên quan đến Phân bố xác suất Fermi-Dirac và Phương trình Dirac - một trong những phương trình được bình chọn là đẹp nhất của vật lý lý thuyết, vì phương trình này tiên đoán được hạt "phản vật chất" và là phương trình đầu tiên kết hợp được lý thuyết cơ học lượng tử là Thuyết tương đối hẹp của Einstein.
Các lĩnh vực nghiên cứu của GS Đàm Thanh Sơn bao gồm: lý thuyết dây, vật lý hạt nhân, vật lý vật chất mật độ cao, vật lý nguyên tử. Công trình được giải Dirac năm nay của GS Đàm Thanh Sơn nằm trong lĩnh vực vật lý nguyên tử.
Ông là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Hoa Kỳ (American Academy of Arts & Sciences), và viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences).
Từng trao đổi khoa học và nói chuyện nhiều lần với GS Đàm Thanh Sơn, TS Lê Đức Ninh - nhà nghiên cứu về vật lý lý thuyết tại ICISE - nhận xét rằng vị GS trẻ vừa đoạt huy chương Dirac là người hết sức tài năng, đam mê, siêng năng, chân thật nhưng lại vô cùng khiêm nhường.
"Anh là mẫu người tài nhưng luôn tránh xa những chuyện hào nhoáng" - TS Ninh nói.
Còn bạn Nguyễn Quang Bin, huy chương vàng Olympic toán quốc tế 2018, sau cuộc giao lưu với GS Đàm Thanh Sơn, đã nói rằng bạn không ngờ một nhà khoa học nổi tiếng thế giới lại rất giản dị, khiêm tốn như vậy. "Đó là hình mẫu của nhà khoa học mà chúng tôi muốn hướng tới" - Bin thổ lộ.
Theo GS Trần Thanh Vân, những thành tựu trong nghiên cứu của GS Đàm Thanh Sơn về vật lý lý thuyết là hết sức quan trọng cho khoa học, được thế giới công nhận, đưa ông trở thành một trong những nhà khoa học lớn của thế giới và là niềm tin, niềm tự hào của người Việt Nam.
"Trong danh sách các nhà khoa học đã nhận huy chương Dirac mà tôi có quen biết, thì có 7 người sau khi nhận giải thưởng này đã đoạt giải Nobel. Chúng tôi rất mong và hi vọng rằng giải thưởng này sẽ làm bệ phóng để GS Đàm Thanh Sơn tiến lên, đạt giải thưởng cao hơn nữa trong nghiên cứu khoa học thế giới" - GS Vân nói.
GS Trần Thanh Vân cũng cho biết GS Đàm Thanh Sơn là người rất nhiệt tâm với khoa học và tận tâm với các nhà khoa học trẻ của Việt Nam.
Ông cho biết năm 1993, khi lần đầu tiên chương trình Gặp gỡ Việt Nam được tổ chức tại Việt Nam, lúc ấy GS Sơn còn là nghiên cứu sinh ở Nga, đã nhận lời mời về tham dự chương trình để trao đổi học thuật, đồng thời nói chuyện, hướng dẫn cho các sinh viên, nhà khoa học trẻ ở Việt Nam.
"Những chương trình Gặp gỡ Việt Nam tiếp theo trong những năm 1995, 2000... và năm nay, anh Sơn đều dành thời gian dài để tham gia một cách tâm huyết. Anh luôn gắn bó và đồng hành với chương trình Gặp gỡ Việt Nam để giúp phát triển khoa học Việt Nam" - GS Vân kể.
Theo GS Vân, một nhà khoa học lớn, nhà giáo lớn thì thế nào cũng đào tạo được những học trò giỏi.
"Công việc của chúng ta là làm sao phát hiện những tài năng trẻ trong khoa học để đưa đến cho GS Sơn để các em được đào tạo tốt hơn, xây dựng nền khoa học Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, vững vàng hơn trong tương lai.
Đó là điều quan trọng nhất. Chúng tôi muốn tạo điều kiện để anh Sơn về ICISE đào tạo, nói chuyện với sinh viên, để những tài năng trẻ có cơ hội phát triển hơn nữa" - GS Vân cho biết.
Huy chương Dirac của ICTP trao tặng lần đầu năm 1985 được đặt tên theo tên của nhà khoa học người Anh Paul Adrien Maurice Dirac (1902-1984), một trong các nhà vật lý học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Giải thưởng này được công bố thường niên vào ngày sinh nhật ông Dirac, 8-8.
Giải thưởng Dirac 2018 (Dirac Medal 2018) được trao cho ba nhà vật lý lý thuyết xuất sắc Subir Sachdev (Đại học Harvard), Đàm Thanh Sơn (Đại học Chicago) và Xiao-Gang Wen (Học viện công nghệ Massachusetts - MIT) vì các nghiên cứu độc lập của ba nhà vật lý này đã góp phần mang đến những hiểu biết sâu sắc và mới mẻ cho vật lý lý thuyết.
Các nghiên cứu của ba nhà vật lý nhận giải Dirac năm nay đã đưa ra các kỹ thuật mới và độc đáo trong hệ đa-thể (many-body system).
Các nghiên cứu của ba nhà vật lý nói trên liên quan đến các hiệu ứng của cơ học lượng tử tác động lên hệ đa-thể quy mô lớn (hệ đa-thể là một nhóm các hạt vi mô).
Trong cuộc sống thường ngày chúng ta quen thuộc với ba dạng (pha) của vật chất là rắn, lỏng, khí. Tuy nhiên trong vật lý lượng tử hiện đại, khi ta thay đổi thật chậm các tham số bên ngoài như nhiệt độ và áp suất, vật chất sẽ "chuyển pha" và do đó đột sinh các đặc tính mới.
Các nhà vật lý từ lâu đã có hiểu biết sâu sắc về việc các định luật của cơ học lượng tử tác động lên một nhóm nhỏ các hạt. Nhưng như chúng ta cũng biết, các đối tượng vật chất thường ngày chứa các nhóm hạt vi mô có số lượng cực kỳ lớn.
Số lượng hạt trong nhóm là rất lớn, ngay cả so với trí tưởng tượng thông thường gần tới 1023 (một con số có tới 23 con số 0 đứng sau, nếu ta so với số đếm là tỉ, chỉ có 9 con số 0 đứng sau).
Trong một hệ có hằng hà vô số hạt vi mô như vậy, sẽ có vô vàn cách thức để các hạt tương tác với nhau. Hệ quả là để áp dụng cơ học lượng tử lên hệ đa-thể này là cực kỳ phức tạp về mặt toán học.
Chìa khóa để hiểu các đặc tính của hệ đa-thể là phải sử dụng hình thái toán học số phức của liên đới lượng tử (quantum entanglement) để tìm hiểu các đặc tính của vật chất.
Các công trình của ba nhà vật lý đoạt giải Dirac 2018 đã đóng góp những ý tưởng và phương pháp cực kỳ mới mẻ giúp làm sáng tỏ các hình thái của liên đới lượng tử electron có thể tạo ra các đặc tính mới của vật chất như thế nào.
Những hiểu biết mới về tính chất vật lý của hệ đa-thể, nhờ vào công trình của ba nhà vật lý được giải Dirac năm nay, sẽ giúp thế giới khoa học hiểu được các đặc tính khác nhau của vật liệu, từ đó có thể thiết kế các vật liệu mới dùng trong các ứng dụng như các thiết bị siêu dẫn hay tính toán lượng tử.
Ý nghĩa lớn với vật lý Việt Nam
TS Nguyễn Ái Việt - nguyên viện trưởng Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội - có chia sẻ về giải thưởng, huy chương Dirac mà GS Đàm Thanh Sơn vừa được trao trên diễn đàn Vietnam Physics và sau đó đã đồng ý để Tuổi Trẻ đăng lại:
"Đào tạo toán ở Việt Nam tương đối tốt. Đào tạo vật lý ở Việt Nam không thể nói là tốt. Đàm Thanh Sơn cũng trưởng thành từ thi Olympics quốc tế, chọn vật lý là con đường khó khăn hơn nhiều. Vật lý đòi hỏi biết nhiều thứ, chuẩn bị mất công, khó thành công sớm.
Có lẽ đó thực sự là do tình yêu khoa học, chứ không phải chỉ là kiếm bằng cấp hay công việc tốt. Rất hi vọng Đàm Thanh Sơn sẽ ở một vị thế có thể chấn hưng (hay dẫn đầu) cho việc đào tạo vật lý ở Việt Nam.
Giải của Trung tâm vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP) có lẽ cao hơn giải của Hội Vật lý (IOP) một chút, mặc dù giải IOP đã trao cho John Stewart Bell, Stephen William Hawking, Roger Penrose, Peter Higgs, David Thouless, Lucie Green là những người tôi rất kính trọng.
Giải của ICTP không trao cho những người đã được giải Fields, Wolf và Nobel. Nhưng nhiều người được giải Dirac rồi đã được các giải trên như E. Witten, Frank Wilczek, Martinus J.G. Veltman, Duncan Haldane, Thomas Kibble... Danh sách những người được giải Dirac ICTP là danh sách "dữ dằn". Rất vinh dự và tự hào được thấy Sơn ở đó.
So sánh giải Dirac với giải Nobel là một việc chỉ có ở Việt Nam. Về mặt truyền thông, giải Dirac hay Fields đều không bằng giải Nobel, tiền thưởng cũng ít hơn nhiều.
Tuy vậy, những người giải Dirac đều là các nhà khoa học làm việc thực sự, không cần thiết truyền thông.
Giải Dirac cũng "sửa sai" cho giải Nobel, như trường hợp của Nikolai Cabibbo, không được trao giải Nobel là một sai lầm không thể chấp nhận được của ủy ban Nobel. Hay như E. Witten cũng chưa được giải Nobel, nhưng điều đó không ngăn cản việc ông là thủ lĩnh thực sự của vật lý trong nhiều thập kỷ nay.
Chắc chắn, được giải Dirac sẽ khiến cho việc được giải Nobel dễ dàng hơn, vì nó giúp gạt bỏ mọi thiên kiến che phủ các kết quả có giá trị.
Một lần nữa chúc mừng và mong được nhìn thấy các thành công rực rỡ hơn, mà chúng có thể có ý nghĩa với vật lý Việt Nam lớn hơn nhiều với cá nhân Sơn. Có thể anh không cần nhiều vinh quang hơn nữa, nhưng vật lý Việt Nam đang già cỗi đi, èo uột, thiếu tự tin và chí khí đang rất cần".
Đàm Thanh Sơn – giáo sư đặc biệt của ĐH Chicago
Đàm Thanh Sơn nổi tiếng trên tầm thế giới nhờ áp dụng những khái niệm của lý thuyết dây vào vấn đề hạt nhân ở nhiệt độ và mật độ cao – những điều kiện được tạo ra ở Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven.
Nằm trong kế hoạch đầy tham vọng tuyển dụng những nhà vật lý lý thuyết xuất sắc nhất thế giới, ĐH Chicago đã bổ nhiệm Đàm Thanh Sơn là “Giáo sư Đại học” (thường được xem là cao hơn cả “giáo sư”) Vật lý từ ngày 1/9 tới đây.
Các nghiên cứu của Đàm Thanh Sơn đã chứng minh được mối quan hệ giữa những vấn đề vật lý tưởng chừng không có liên quan tới nhau như vật lý hạt nhân và các hố đen.
Ông cũng quan tâm tới các vấn đề khác như vật lý hạt và vật lý vật chất ngưng tụ.
Trước khi chuyển tới ĐH Chicago, Đàm Thanh Sơn làm giáo sư tại ĐH Washington kiêm thành viên cấp cao tại Viện Lý thuyết hạt nhân.
“University Professor” (Giáo sư Đại học) là đại diện cho khát khao học thuật cao nhất của Đại học Chicago. Họ được chọn từ các tổ chức bên ngoài nhờ tài năng xuất sắc được quốc tế công nhận và nhờ tầm ảnh hưởng rộng lớn của mình.
Đàm Thanh Sơn là người thứ 19 được nhận chức danh giáo sư đại học và là giảng viên thứ 7 nhận được danh hiệu này.
“Professor” thường được dịch là “Giáo sư”. Đây là một học hàm cao nhất trong đại học. Tuy nhiên, cũng có trường đại học ở Mĩ phong học hàm “University Professor” – thường được xem là cao hơn cả “Professor”- cho các giáo sư có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc và có đóng góp lớn cho trường.
“Chúng tôi tự hào khi thông báo rằng giáo sư Sơn sẽ gia nhập đội ngũ giảng viên của ĐH Chicago với tư cách Giáo sư Đại học, trong đó có sự bổ nhiệm ở khoa Vật lý cũng như ở hai viện nghiên cứu liên ngành hoạt động rất tích cực của chúng tôi, đó là Viện Enrico Fermi và Viện James Frack” – ông Robert Fefferman, trưởng khoa Khoa học Vật lý, ĐH Chicago phát biểu.
Ngoài việc bổ nhiệm ông Sơn, ĐH Chicago cũng sẽ khai trương Trung tâm Điều tra Vật lý.
Trung tâm này được thành lập để trở thành tâm điểm của các hoạt động Vật lý lý thuyết, nhằm hỗ trợ đáng kể cho các nghiên cứu sinh, sinh viên và các khách tham quan.
Hiệu trưởng Thomas F. Rosenbaum cho biết trung tâm này sẽ có vai trò kéo các giảng viên lại gần nhau dưới một tổ chức bảo trợ chung, xây dựng truyền thống phong phú về khoa học liên ngành được đại diện bởi các Viện James Franck và Enrico Fermi.
Ông Sơn cho biết hình thức hợp tác này là một trong những lý do mình chọn ĐH Chicago.
“Hành trình nổi tiếng của Chandrasekhar từ Ấn Độ sang châu Âu đã truyền cảm hứng cho tôi khi tôi còn là một đứa trẻ ở Việt Nam, và những bài giảng của Fermi đã ảnh hưởng sâu sắc tới tôi khi còn đang là sinh viên ở Moscow. Tôi đã có 10 năm làm việc vô cùng thú vị tại Viện Lý thuyết hạt nhân của ĐH Washington. Và bây giờ, tôi đã sẵn sàng cho những thách thức mới” – GS Sơn nói.
“Ông Sơn là một trong số ít nhà vật lý lý thuyết hàng đầu ở thế hệ của ông và là một trong số ít những tinh hoa của loài người” – ông Emil Martinec, giáo sư Vật lý kiêm giám đốc Viện Enrico Fermi nhận định.
Trước đó, vào năm 2010, GS Ngô Bảo Châu cũng đã chuyển tới ĐH Chicago làm việc.
Khả năng làm việc ở nhiều lĩnh vực
Đàm Thanh Sơn nổi tiếng trên tầm thế giới nhờ áp dụng những khái niệm của lý thuyết dây vào vấn đề hạt nhân ở nhiệt độ và mật độ cao – những điều kiện được tạo ra ở Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven.
“Ông Sơn đã mượn những khái niệm được phát triển ở lý thuyết dây để cố gắng giải thích về lỗ đen bằng Vật lý, và ông nhận ra rằng những khái niệm này có thể sử dụng để giải thích một số hiện tượng đã được nhìn thấy trong máy gia tốc Brookhaven. Điều đó đã mang lại một số tiến bộ quan trọng trong những lĩnh vực này” – ông Martinec nói.
Paul Wiegmann – giám đốc Viện James Franck thì cho rằng Đàm Thanh Sơn có một khả năng hiếm có trong việc khám phá Vật lý như một lĩnh vực khái quát.
“Chuyên môn của các nhà vật lý phụ thuộc vào những gì họ được đào tạo. Một số người được đào tạo để trở thành nhà vật lý vật chất ngưng tụ, một số khác được đào tạo thành nhà vật lý năng lượng cao, nhưng những nhà vật lý xuất sắc có thể nhìn thấy điểm chung giữa các lĩnh vực khác nhau đó”.
“Những nhà khoa học đó có thể chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, thậm chí có thể làm việc cùng lúc ở các nhóm nghiên cứu khác nhau, giải quyết những vấn đề khác nhau bằng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự có khả năng làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đàm Thanh Sơn là một trong số đó”.
Tầm ảnh hưởng của ông Sơn ở các vấn đề vật lý và mối liên hệ giữa chúng là hiếm thấy – ông Edward Blucher, giáo sư kiêm trưởng khoa Vật lý nhận xét.
Đàm Thanh Sơn nhận bằng Thạc sĩ Vật lý tại ĐH Moscow vào năm 1991, nhận bằng Tiến sĩ Vật lý tại Viện Nghiên cứu hạt nhân của Moscow vào năm 1995. Sau đó, làm việc tại ĐH Washington và Học viện Công nghệ Massachusetts.
Ông Sơn trở thành nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven vào năm 1999 – cũng là năm ông trở thành giảng viên ĐH Columbia – nơi mà ông đã làm việc cho tới năm 2002.
Là thành viên của cơ quan Nghiên cứu Alfred P. Sloan và Hội Vật lý Mỹ, Đàm Thanh Sơn cũng từng nhận giải thưởng cho Điều tra viên xuất sắc (Outstanding Junior Investigator Award) của Cơ quan Năng lượng Mỹ.
Đàm Thanh Sơn là Giáo sư Đại học thứ hai được bổ nhiệm trong năm nay, và là người thứ tư trong vòng 2 năm qua.
Kenneth Pomeranz – Giáo sư Đại học môn Lịch sử được bổ nhiệm ngày 1/7 năm nay. Haun Saussy, Giáo sư Đại học môn Văn học so sánh và Augusta Read Thomas, Giáo sư Đại học chuyên về bài luận đã gia nhập đội ngũ giảng viên năm 2011.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Đàm Thanh Sơn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
- 2 thg 12, 2
- 278
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Tổng bí thư) trong thời gian 1951 – 1969.
Trần Huy Liệu (1901 - 1969)
- 2 thg 12, 2
- 131
Giáo sư Trần Huy Liệu là một nhà văn, nhà hoạt động cách mạng, nhà sử học, nhà báo Việt Nam. Ông từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao (như Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Cổ động) trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Đông Đức. Ông quê ở làng Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông có bút danh chính là Nam Kiều và nhiều bút hiệu khác như Đẩu Nam, Hải Khánh, Côi Vị, Ẩm Hân Kiếm Bút.
Trần Đình Xu (1921 - 1969)
- 27 thg 11, 2022
- 0
Trần Sinh là một sĩ quan cao cấp, quân hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 1961), liệt sĩ (năm 1969), nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Miền, Tư lệnh Quân khu Sài Gòn-Gia Định, Huân chương Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thế Truyền (1898 - 1969)
- 4 thg 12, 2022
- 0
Ông là một nhà chính trị người Việt từng hoạt động trong phong trào vận động đòi người Pháp rút khỏi Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.
Bài viết phổ biến
Kèo 1x2 hiệp 2 - Đánh giá toàn diện và bí quyết chiến thắng
15 thg 1, 2025
Tổng Quan Về Nhà Cái W88 – Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Bet Thủ
14 thg 1, 2025
Điều Khoản Và Điều Kiện - Quy Định Quan Trọng Cho Người Chơi
10 thg 1, 2025
8DAY dẫn đầu top nhà cái được yêu thích nhất
9 thg 1, 2025
Khá phá Game Zombie Online cực HOT hiện nay
7 thg 1, 2025
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống