Nhân vật lịch sử

Những nhân vật lịch sử của Việt Nam

Ngô Xương Ngập (? - 954)

  • 2 thg 12, 2
  • 148

Là vị vua thời Hậu Ngô Vương trị vì từ năm 951 đến năm 954, Ngô Xương Ngập là con trưởng của Ngô Quyền. Ông đã từng tham gia vào trận đánh thành Đại La diệt Kiều Công Tiễn và dự trận Bạch Đằng.

Ngô Xương Xí

  • 2 thg 12, 2
  • 160

Ngô Xương Xí là con trai của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, là cháu nội của Ngô Quyền. Năm 944, trước khi mất, Ngô Quyền uỷ thác con trưởng là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha. Nhưng Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô. Ngô Xương Ngập chạy đến nhà hào trưởng Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương, Nam Sách, Hải Dương, nhờ Lệnh Công che chở. Sau đấy Xương Ngập lấy vợ ở nơi đây và sinh Ngô Xương Xí.

Đinh Tiên Hoàng (924 - 979)

  • 2 thg 12, 2
  • 242

Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư (Gia Viễn - Ninh Bình), con trai của Đinh Công Trứ, ông cũng là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.

Đinh Công Trứ

  • 2 thg 12, 2
  • 179

Đinh Công Trứ là người quê động Hoa Lư, châu Đại Hoàng thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam ngày nay. Ông là tướng có công giúp Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền trong việc giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc sau hơn ngàn năm bị phương Bắc đô hộ. Ông còn là thân sinh của Vua Đinh Tiên Hoàng.

Đinh Liễn (? - 979)

  • 2 thg 12, 2
  • 154

Đinh Liễn hay Đinh Khuông Liễn là con trai Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), vợ ông là em gái sứ quân Ngô Nhật Khánh. Ông còn có hai người em trai là Đinh Toàn và Ðinh Hạng Lang

Đinh Hạng Lang (? - 979)

  • 2 thg 12, 2
  • 147

Đinh Hạng Lang là Thái tử nhà Đinh, con trai Đinh Bộ Lĩnh, tức Đinh Tiên Hoàng. Ông còn có hai người anh trai là Đinh Liễn và Đinh Toàn. Đinh Tiên Hoàng vì yêu con thứ mà quên con trưởng, đã lập Hạng Lang làm Thái tử. Đinh Liễn quá tức giận nên đã giết chết Hạng Lang, em trai mình vào mùa xuân năm 979.

Lê Đại Hành (941 - 1005)

  • 2 thg 12, 2
  • 195

Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen.

Lê Long Đĩnh (986 - 1009)

  • 2 thg 12, 2
  • 87

Lê Long Đĩnh còn có tên là Chí Trung, sinh vào tháng 10, ngày Bính Ngọ, năm Bính Tuất (tức 15 tháng 11 năm 986), là con trai thứ 5 của Lê Đại Hành. Ông là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, Ông trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009. Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Trong chính sử, ông được mô tả là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.

Lê Trung Tông (983 - 1005)

  • 2 thg 12, 2
  • 150

Lê Trung Tông tên húy là Lê Long Việt, sinh năm Quý Mùi 983 tại Hoa Lư, Ninh Bình. Ông là vị vua thứ hai của nhà Tiền Lê, tại vị được ba ngày. Ông là con thứ ba của Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn, mẹ là Chi hậu Diệu Nữ

Lý Thái Tổ (974 - 1028)

  • 2 thg 12, 2
  • 154

Lý Thái Tổ, tên húy là Lý Công Uẩn, là vị Hoàng Đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho Lý Khánh Văn, sư chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến bảy tuổi, ông được cha nuôi là Lý Khánh Văn gửi cho một người bạn - thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12