Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Nước Âu lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm (-179 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 548

Triệu Đà là một tướng của nhà Tần. Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà cắt đất ba quận lập nước nam Việt và đem quân đi đánh các vùng xung quang và đánh xuống Âu lạc.

Nước Âu lạc của An Dương Vương thành lập (-207 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 335

Sau khi chiến thằng quân Tần, Thục Phán buộc Hùng Vương nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành nước mới có tên là Âu Lạc. Thục phán lên làm vua, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội)

Kháng chiến chống quân xâm lược Tần (-214 - -208)

  • 2 thg 12, 2
  • 441

Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên nữa. "vua không lo sửa sang võ bị chỉ ham chơi, ăn uống, lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó ở phương Bắc nhà Tần thống nhất Trung Nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần đánh xuống Bắc Văn Lang nơi người Lạc Việt và Tây Âu đang sinh sống. Cuộc kháng chiến bùng nổ, thủ lĩnh Tây Âu bị giết. Người Việt trốn vào rừng và tôn một người tuấn kiệt là Thục Phán lên làm tướng. Cuộc chiến đấu kiên cường của cư dân Tây Âu-Lạc Việt đã đại phá quân Tần, giết Hiệu úy Đồ Thư. Nhà Tần phải bãi binh.

Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư (1042 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 202

Năm 1042, nhà Lý biên soạn và cho ban hành bộ luật Hình thư (hiện nay không còn nữa), đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Theo Đại Việt sử kí toàn thư: “Trước kia, trong nước, việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai sửa định luật lệnh, châm chướt cho, thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoảng làm sách hình luật của mọi triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành, dân đều lấy làm tiện”. Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử thì Hình thư đời Lý Thái Tông gồm có ba quyển, bây giờ thất truyền.

Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt (1054 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 233

Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Ðại Việt. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, từ năm 1054 đến năm 1400, và từ năm 1428 đến năm 1804. Tên gọi Đại Việt được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyền nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Đàng Ngoài, Đàng Trong, nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn (1802 - 1804)

Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử (1070 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 381

Văn Miếu thờ Khổng Tử được xây dựng ở kinh đô Thăng Long vào năm Thần Vũ thứ 2 (1070) đời vua Lý Thánh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.". Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, sau này trở thành vua Lý Nhân Tông.

Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên, Lê Văn Thịnh đỗ đầu (1075 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 296

Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó.

Lập Quốc tử giám ở kinh đô Thăng Long (1076 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 176

Quốc tử giám đầu tiên được lập vào năm 1076 tại kinh thành Thăng Long vào thời vua Lý Nhân Tông. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các hoàng tộc, quý tộc và quan lại. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đến đời nhà Nguyễn, quốc tử giám được lập tại Huế. Đứng đầu Quốc tử giám là các chức quan: Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng Đại học), Tư nghiệp (tương đương với Hiệu phó).

Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi (1077 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 483

Từ giữa thế kỉ thứ XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn: tài chính nguy ngập, ngân khố cạn kiệt, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Vùng biên cương phía bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu-Hạ quấy nhiễu. Để giải quyết tình trạng trên, nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt. Một mặt nhà Tống xúi giục vua Chăm-pa đánh lên từ phía nam, một mặt ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ đỗ các tù trưởng dân tộc ít người ở biên giới phía bắc Đại Việt. Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, vua nhà Lý cử Lý Thường Kiệt chỉ huy, tổ chức kháng chiến.

Trần Cảnh lên ngôi vua, nhà Trần thành lập (1226 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 341

Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không lo đời sống của dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa đọa. Lụt lội, hạn hán liên tiếp xảy ra, dân nghèo phải bán con làm nô tì cho nhà giàu, một số khác phải bỏ vào chùa kiếm sống. Một số thế lực phong kiến ở các địa phương đánh giết lần nhau, quấy phá nhân dân, chống lại triều đình. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống các thế lực nổi loạn. Nhân cơ hội này, họ Trần buộc Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào tháng 12 năm Ất Dậu (Đầu năm 1228). Khi đó Trần Cảnh mới 8 tuổi.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5