Tiểu sử của Lương Thế Vinh (1442 - ?)

Trạng nguyên Lương Thế Vinh, tự là Cảnh Nghị, hiệu là Thụy Hiên, sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (1441) trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Lương Thế Vinh (1442 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lương Thế Vinh:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1442 ... ... Lương Thế Vinh được sinh ra
... ... ... Lương Thế Vinh mất

Thân thế và sự nghiệp của Lương Thế Vinh:

Trạng nguyên Lương Thế Vinh, tự là Cảnh Nghị, hiệu là Thụy Hiên, sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (1441) trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.


Năm 21 tuổi, Lương thế Vinh đi thi Hương, đậu Giải nguyên khoa Nhâm ngọ (1462). Năm 1463, về kinh thi Hội, Lương thế Vinh đậu thứ hai trong số 44 vị tân khoa chọn từ 1400 cống sĩ dự thi. Tiếp theo đó là cuộc thi Đình cho 44 vị tân khoa. Vua Lê thánh Tông tự tay ra đề thi với đề văn sách hỏi về “đạo trị nước của các bậc đế vương”. Trong bài làm của mình, Lương thế Vinh đã trình bày đường lối chính sách của các bậc vua chúa xưa nay, mạnh dạn khen chê, thẳng thừng phê phán, nêu điều hay đáng học, vạch điều dở cần tránh, để xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho dân ấm no hạnh phúc. Đọc bài văn nay, nhà vua đã phê: “Quyển này không hổ danh là một bài đối sách.Văn càng đọc càng thấy thích thú”, còn các khảo quan thì đánh giá : “Quyển này có học thức, xứng đáng đỗ đầu”. Và nhà vua đã cho Lương thế Vinh đậu Trạng nguyên, đứng đầu 44 vị Tiến sĩ.

Ra làm quan, Lương thế Vinh là một bậc đại sĩ phu thanh liêm cương trực, chỉ trong 4 năm làm quan trong triều đã ba lần viết hặc tấu khiến nhà vua phải cách chức ba tên ba đại thần vì tội tham nhũng, ăn hối lộ, và vô luân.

Ông có tài ngoại giao, thường giúp cho nhà vua việc văn từ bang giao với nước ngoài.

Lương thế Vinh còn là một nhà giáo dục giỏi. Ông đã đề nghị nhà vua cải cách việc học hành thi cử , đưa việc học xuống tận nông thôn, cần quan tâm đến cả việc dạy tri thức và đạo đức. Ông là người đứng đầu Viện Hàn lâm, đồng Bí thơ giám trông coi kho sách của nhà vua, dạy học ở Quốc tử giám, còn là Tư huấn của Sùng văn quán và Tú Lâm cục, là những trường đào tạo nhân tài.

Đặc biệt, Lương thế Vinh rất chú trọng đến môn toán, đến việc dạy toán và học toán. Ông đã biên soạn cuốn “Toán pháp đại thành” dày 160 trang, là cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở nơớc ta. Bản cửu chương và bàn tính của ông rất thông dụng trong công sở và trong nhân dân. Dân quý mến gọi ông là Trạng Lường, tức là ông Trạng giỏi tính toán, đo lường.

Lương thế Vinh còn có những công trình về âm nhạc nhơ bộ Đồng Văn chuyên hợp xướng và bộ Nhã nhạc chuyên hòa tấu bằng nhạc khí, dùng trong quốc lễ và triều hội. Tác phẩm Hý phường phả lục của ông là tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật sân khấu chèo ở nước ta.

Cuối đời , Lương thế Vinh về trí sĩ ở quê nhà và soạn cuốn “Thích điển giáo khoa Phật kinh thập giới” , chú giải hai tác phẩm Nam tông tự pháp đồ và Thiền môn giáo khoa của sơ Thường Chiếu đời Lý

Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lương thế Vinh đời đời được truyền tụng. Bức hoành phi “thiên hạ tri danh” đặt ở chính đường đền thờ Lương thế Vinh nói lên điều đó.

Ông rất yêu con trẻ, thường bày cho chúng những trò chơi vui nhộn và bổ ích. Thấy trẻ rất thích nặn con rối, ông đã nghĩ ra cách chơi rối nước. Trò chơi này thật vui, thật hấp dẫn. Người các nơi tìm đến học để phổ biến ở quê mình. Từ đó múa rối nước trở thành một loại nghệ thuật sân khấu đặc sắc trong nhân dân, truyền mãi đến ngày nay.

Ông mất ngày 26 tháng 8 năm Bính Thìn (tức 2 tháng 10 năm 1496) tại quê nhà, thọ 55 tuổi

Một số video về Lương Thế Vinh

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Lương Thế Vinh:

Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

  • 2 thg 12, 2
  • 172

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi đất nước bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Lê Thái Tông (1423 - 1442)

  • 2 thg 12, 2
  • 106

Lê Thái Tông là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão - 1423 tại Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần. Ông lên ngôi vua ngày 8 tháng 9 năm Qúy Sửu - 1433, lấy niên hiệu là Thiệu Bình. Thái Tông lên kế vị khi mới 11 tuổi nhưng đã tỏ ra là vị vua anh minh, trong hiền tài.

Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

  • 2 thg 12, 2
  • 209

Lê Thánh Tông là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, là con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.

Lương Thế Vinh (1442 - ?)

  • 17 thg 10, 2014
  • 260

Trạng nguyên Lương Thế Vinh, tự là Cảnh Nghị, hiệu là Thụy Hiên, sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (1441) trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Nguyễn Thị Lộ (1400 - 1442)

  • 17 thg 3, 2015
  • 46

Nguyễn Thị Lộ (1400 - 1442), quê làng Hải Hồ nổi tiếng với nghề dệt chiếu (còn gọi làng Hới – Thái Bình ngày nay). Xuất thân trong gia đình nhà nông nhưng Nguyễn Thị Lộ được nuôi dạy rất bài bản, ăn học đến nơi đến chốn, kinh thư đều thông thuộc, văn chương chữ nghĩa phong phú. Trong một lần lên kinh thành bán chiếu, bà tương ngộ với Nguyễn Trãi và sau trở thành vợ thứ của ông. Vốn là người nhạy bén, làu thông kinh sử, bà là người kề cận giúp đỡ Nguyễn Trãi trong mọi việc.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6