Tiểu sử của Đào Sư Tích (1348 - 1396)

Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân(sau đổi là huyện Nam Trực), phủ Thiên Trường. Nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ông đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm thành hoàng, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm thượng đẳng thần.

Đào Sư Tích (1348 - 1396):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Đào Sư Tích:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1348 ... ... Đào Sư Tích được sinh ra
1396 48 tuổi ... Đào Sư Tích mất

Thân thế và sự nghiệp của Đào Sư Tích:

Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân(sau đổi là huyện Nam Trực), phủ Thiên Trường. Nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ông đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm thành hoàng, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm thượng đẳng thần.


Trong cuốn Gia phả Đào Văn xã Song Khê hiện do ông Đào Văn Bội, vị cao niên của dòng họ Đào ở Song Khê bảo quản có ghi như sau: “ngày tốt đầu tháng Giêng năm Ất Dậu niên hiệu Tự Đức, triều vua nhà Nguyễn (1885). Cháu đời thứ 6 là Đào Đức Bình kính cẩn ghi gia phả họ Đào, xã Song Khê, tổng Phúc Tằng, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh”. Và vị tổ được tính từ tiến sỹ Đào Toàn Mân: “Thượng thượng tổ có tên húy là Đào Toàn Mân thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ dưới triều Trần. Làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lễ, Tham tri thẩm hình viện sự. (Cụ) sinh ra Đào Công húy là Sư Tích, thi đỗ Đệ nhất giáp đệ nhất danh tiến sỹ cập đệ khoa thi Giáp Dần niên hiệu Long Khánh triều Trần (1374). Làm quan tới chức Thượng thư Bộ Lễ, Tư đồ đại hành khiển, sau được phong tước Mậu quốc công. Các cụ đều là bậc có sự nghiệp khoa danh từng được ghi trên bảng vàng bia đá để lưu truyền cho thế hệ sau...”.

Trong gia phả cũng ghi chép về mộ phần và ngày kỵ của Đào Toàn Mân và Đào Sư Tích: “Đời thứ 10, Cao cao tổ Đào công, húy tự là Toàn Mân, giỗ vào ngày mồng Mười tháng Mười hàng năm. Nay mộ táng tại xứ Đồng Mối địa phận xã Lịm Xuyên (cùng xã Song Khê ngày nay). Mộ nằm chỗ cao, vuông rộng chừng hơn một sào.

Đời thứ 9, Cao cao tằng tổ Đào công, húy tự là Sư Tích, giỗ ngày mồng Bốn tháng Chín hàng năm. Nay mộ táng tại xã Cổ Lễ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và vẫn còn một tòa văn từ ở đó”

Con cháu họ Đào Song Khê còn được truyền lại nhiều mẩu chuyện về tổ tiên mình. Tư liệu dòng họ ghi lại rằng: cụ Đào Toàn Mân còn có tên là Đào Toàn Phú sinh năm 1380 tại làng Song Khê. Năm Giáp Tý (1324) thi đậu kỳ thi Hương. Khi đã 44 tuổi mới dự kỳ thi Thái học sinh khoa Đại Tỷ năm Nhâm Thìn, niên hiệu Thiệu Phong thứ 12 (1352) và đã đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ. Năm 1384 khi đang làm quan ở phủ Thiên Trường đã qua đời, thọ 76 tuổi.

Cụ Đào Sư Tích sinh năm 1348 tại làng Song Khê, khi cụ Đào Toàn Mân đỗ đạt ra làm quan ở phủ Thiên Trường (1352) một thời gian mới cho cụ Đào Sư Tích theo học. Cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu. Năm 1381 được thăng làm quan chức Nhập nội hành khiển. Năm 1342 Hồ Quý Ly chuyên quyền, ông lại là trụ cột của triều đình lúc bấy giờ mà không phục họ Hồ nên bị giáng xuống làm quan Trung thư thị lang. Cũng năm ấy, triều Trần nắm bắt được âm mưu chuyên quyền của họ Hồ nên đã cử Đào Sư Tích lên vùng sơn địa xây dựng căn cứ để lánh nạn tại núi Tam Đảo (nay thuộc xã Lý Hải, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Năm 1394 ông được cử đi sứ nhà Nguyên. Hai năm sau (1496) ông mất tại đất Nguyên khi đang là sứ thần Đại Việt, thọ 49 tuổi. Sau khi mất nhà Nguyên cùng triều đình đưa thi hài ông về an táng ở xã Cổ Lễ, huyện Nam Ninh, Nam Định.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Đào Sư Tích:

Chu Văn An (1292 - 1370)

  • 2 thg 12, 2
  • 397

Chu Văn An còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội). Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông đã mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Trần Minh Tông (1300 - 1357)

  • 2 thg 12, 2
  • 233

Trần Minh Tông tên thật là Trần Mạnh, con thứ tư của Trần Anh Tông, mẹ là Chiêu Hiền hoàng thái hậu Trần Thị, con gái của Bảo Nghĩa đại vương Trần Bình Trọng, sinh năm Canh Tý 1300. Ông lên ngôi khi mới 14 tuổi, đổi niên hiệu là Đại Khánh. Triều đại nhà Trần dưới thời ông tiếp tục duy trì sự thịnh vượng của các đời vua trước đã tạo nên.

Trần Dụ Tông (1336 - 1369)

  • 2 thg 12, 2
  • 232

Trần Dụ Tông tên thật là Trần Hạo là vị vua thứ bảy của nhà Trần, là con trai thứ 10 của Trần Minh Tông và là em của Trần Hiến Tông. Mẹ ông là Hiến Từ Hoàng hậu. Ông sinh năm 1336, tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam), cai trị từ năm1341 đến 1369. Khi mới 4 tuổi, Trần Hạo đi chơi ở Hồ Tây, chẳng may bị té xuống nước suýt chết đuối, may nhờ thầy thuốc Trâu Canh dùng kim châm cứu sống. Nhưng cũng vì lần ấy, mà sau này hoàng tử Hạo bị chứng bệnh liệt dương, không người nối dõi tông đường.

Dương Nhật Lễ (? - 1370)

  • 2 thg 12, 2
  • 234

Dương Nhật Lễ hay Hôn Đức Công là vua Việt Nam trong thời nhà Trần, là người kế vị vua Trần Dụ Tông, ở ngôi từ ngày 15 tháng Sáu năm Kỷ Dậu (tức 18 tháng 7 năm 1369) đến ngày 13 tháng 11 năm Canh Tuất (tức ngày 1 tháng 12 năm 1370), thì bị Cung Định Vương Trần Phủ truất ngôi.

Trần Nghệ Tông (1321 - 1394)

  • 2 thg 12, 2
  • 217

Trần Nghệ Tông là vị vua thứ 8 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Phủ, sinh năm 1321 tại kinh đô Thăng Long, (Hà Nội), Việt Nam, là con thứ ba của Trần Minh Tông, em của vua Trần Hiến Tông, anh của vua Trần Dụ Tông, mẹ ông là Minh Từ hoàng thái phi Lê Thị. Dưới thời vua Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông ông giữ tước vị Cung Định Vương. Ông là vị Hoàng đế có công lật đổ Dương Nhật Lễ và khôi phục lại cơ đồ cho Vương triều nhà Trần.

Trần Duệ Tông (1337 - 1377)

  • 2 thg 12, 2
  • 182

Trần Duệ Tông là vua thứ 9 nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Kính, sinh tại kinh đô Thăng Long - Hà Nội, Việt Nam. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm 1337, là con thứ mười một của Trần Minh Tông, em của ba vị vua Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Mẹ ông là Đôn Từ Hoàng Thái phi. Ông là một con người có cá tính và đầy quyết đoán.

Trần Phế Đế (1361 - 1388)

  • 2 thg 12, 2
  • 144

Trần Phế Đế tên huý là Trần Hiệu, là vị Hoàng đế thứ mười của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, sinh ngày 6 tháng 3 năm Tân Sửu - 1361 tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam). Ông ở ngôi từ năm 1377 đến 1388. Trần Phế Đế con trưởng của Duệ Tông, mẹ là bà Gia Từ hoàng hậu Lê Thị. Sau khi vua cha Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Trần Hiện được bác là thượng hoàng Nghệ Tông đưa lên ngôi. Khi lên nối ngôi, ông mới 16 tuổi, mọi quyền hành vẫn do Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nắm giữ.

Trần Thuận Tông (1378 - 1399)

  • 2 thg 12, 2
  • 203

Trần Thuận Tông là vua thứ 11 nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Ngung, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam. Thuận Tông là con út của thượng hoàng Trần Nghệ Tông, khi còn nhỏ được phong là Chiêu Định Vương, lên làm vua khi mới 11 tuổi, lập con gái trưởng của Hồ Quý Ly là Thánh Ngâu làm hoàng hậu. Ông ở ngôi được 10 năm, xuất gia hơn 1 năm, thì bị Hồ Qúy Ly giết, thọ 22 tuổi.

Trần Thiếu Đế (1396 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 243

Trần Thiếu Đế là vua thứ 12 và là vua cuối cùng của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên húy là An sinh tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam). Trần Thiếu Đế là con trưởng của vua Trần Thuận Tông, mẹ là Khâm Thánh hoàng hậu Thánh Ngâu (con gái lớn của Hồ Quý Ly). Trần Thiếu Đế sinh năm 1396, lên ngôi tháng 3 năm Mậu Dần (1398) lúc mới chỉ có 2 tuôi, thậm chí còn chưa biết lẫy. Hồ Quý Ly thao túng triều đình nhà Trần, sau khi phế truất Thuận Tông, đưa Thiếu Đế lên ngôi nhằm từng bước đoạt ngôi của nhà Trần. Thiếu Đế tuy gọi là vua nhưng chỉ là hư vị.

Trương Hán Siêu (? - 1354)

  • 2 thg 12, 2
  • 171

Ông là người đề xuất kế hoạch vườn không nhà trống đã được Trần Hưng Đạo áp dụng mà nhờ đó giúp dân Đại Việt chống trả thành công cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông.

Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Nguyễn Trung Ngạn tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Trung Ngạn từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, nổi tiếng thần đồng.

Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446)

  • 2 thg 12, 2
  • 178

Hồ Nguyên Trừng còn có tên là Lê Trừng là nhà kỹ thuật quân sự, là một công trình sư lỗi lạc, ông cũng là người phát minh ra phương pháp đúc súng "thần cơ". Hồ Nguyên Trừng là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông là con trai cả của vua Hồ Quý Ly, và là anh của vua Hồ Hán Thương. Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Đầu năm 1400, cha ông truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên ngôi vua, lập nên nhà Hồ. Sau đó, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc.

Nguyễn cảnh Chân (1355 - 1409)

  • 2 thg 12, 2
  • 98

Nguyễn Cảnh Chân là danh tướng chống quân Minh đời Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông người làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cuối thời nhà Trần, Nguyễn Cảnh Chân làm an phủ sứ Hoá Châu (nay là Thừa Thiên-Huế). Sau khi Hồ Hán Thương lên ngôi vua, Nguyễn Cảnh Chân được phong làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa cai quản các châu phía Nam mới chiếm của Chiêm Thành.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

  • 2 thg 12, 2
  • 172

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi đất nước bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Lê Thái Tổ (1385 - 1433)

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Lê Thái Tổ tên húy là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê. Lê Lợi là con của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Ông sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Nguyễn Xí (1396 - 1465)

  • 2 thg 12, 2
  • 110

Nguyễn Xí là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, sinh ra ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, gốc người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Việt Nam. Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình làm nghề buôn bán muối rất nghèo khổ. Năm 1405, thân phụ ông là Nguyễn Hội qua đời, ông được người anh ruột là Nguyễn Biện đưa ra Lam Sơn và được Lê Lợi nuôi trong nhà như con.

Nguyễn Chích (1382 - 1448)

  • 2 thg 12, 2
  • 136

Nguyễn Chích hay Nguyễn Chính là công thần khai quốc nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Khi quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại, Nguyễn Chích đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa khá lớn ở ngay vùng Hoàng Sơn và Nghiêu Sơn. Ông đã lập nên một khu căn cứ rất lợi hại tại vùng này sử gọi là khu căn cứ Hoàng-Nghiêu. Ở đấy, lực lượng của Nguyễn Chích đã có lúc lên tới hơn một ngàn người và ông đã từng cho quân đi đánh phá khắp các vùng Đông Sơn, Nông Cống, Ngọc Sơn... khiến cho quân Minh phải nhiều phen chống đỡ rất vất vả.

Trần Nguyên Đán (1325 - 1390)

  • 2 thg 12, 2
  • 135

Trần Nguyên Đán hiệu Băng Hồ tử, ông quê ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Thân phụ ông là Uy Túc công Trần Văn Bích giữ chức Nhập nội Thái bảo, từng giúp Văn miếu gây nên nghiệp thái bình. Tổ là Văn Túc vương Trần Đạo Tái, 14 tuổi đã đỗ Bảng nhãn. Tổ bốn đời là Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, con thứ vua Trần Thái Tông.

Đào Sư Tích (1348 - 1396)

  • 29 thg 9, 2014
  • 85

Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân(sau đổi là huyện Nam Trực), phủ Thiên Trường. Nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ông đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm thành hoàng, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm thượng đẳng thần.

Nguyễn Phi Khanh (1355 - 1428)

  • 9 thg 11, 2014
  • 94

Nguyễn Phi Khanh tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, đến đầu đời Hồ (khoảng năm 1401) đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, sinh khoảng năm 1355 (?) tại Nhị Khê,huyện Thượng Phúc, phủ Quốc Oai,trấn Sơn Nam Thượng. Tổ tiên xa đời của ông vốn ở xã Chi Ngại huyện Phượng Nhãn trấn Kinh Bắc.

Nguyễn An (1381 - 1449)

  • 9 thg 11, 2014
  • 91

Nguyễn An, còn gọi là A Lưu (tên gọi ở Trung Hoa), kiến trúc sư thời xưa, người Việt. Ông là tổng công trình sư và cùng với Sái Tín là kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông cũng tham gia trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3