Tiểu sử của Lý Thái Tông (1000 - 1054)
Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông là là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).
Lý Thái Tông (1000 - 1054):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lý Thái Tông:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1000 | ... | ... | Lý Thái Tông được sinh ra |
1042 | 42 tuổi | ... | Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư |
1044 | 44 tuổi | Bình Định | Lý Thái Tông mang quân đánh Chiêm Thành |
1054 | 54 tuổi | ... | Lý Thái Tông mất |
Thân thế và sự nghiệp của Lý Thái Tông:
Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông là là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người có trâu ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo ngại. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà người ấy cười mà nói rằng: "Đó là điềm đổi mới thôi, can dự gì đến nhà anh" thì người ấy mới hết lo. Tương truyền rằng sau gáy ông có đến 7 cái nốt ruồi tụ lại như chòm sao thất tinh (Sao Bắc Đẩu).
Năm 13 tuổi (1012), ông được lập làm Đông cung Thái tử. Nǎm 20 tuổi, Phật Mã đã được giao làm nguyên soái, cầm quân vào Nam đánh Chiêm Thành, tiến mãi đến núi Long Tị (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Nǎm 24 tuổi, lại cầm quân đi đánh Phong Châu. Hai nǎm sau, đi đánh Diễn Châu. Nǎm 1027 lại lên phía Bắc, đánh châu Thát Nguyên (nay là huyện Tràng Định, Lạng Sơn). Suốt thời gian ở tuổi thanh niên, Lý Phật Mã đã được rèn luyện trên trường chinh chiến và đã bộc lộ tài nǎng thao lược của mình: đánh đâu thắng đó . Ông đã là võ tướng trước khi là Hoàng đế.
Năm 1028, Lý Thái Tổ mất, chưa tế táng xong, thì các hoàng tử là Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử. Sau khi dẹp xong loạn Tam vương, ngày Kỷ Hợi (tức 1 tháng 4 năm 1028), Lý Phật Mã lên ngôi, tức là vua Lý Thái Tông.
Sau khi trở thành vua Lý Thái Tông, ông vẫn tiếp tục thân chinh ra nhiều mặt trận. Nǎm 33 tuổi, ông đi đánh Châu Định Nguyên, nǎm 35 tuổi đánh Châu ái, nǎm 39 tuổi đánh Nông Tồn Phúc, nǎm 42 tuổi đánh Nùng Trí Cao, nǎm 44 tuổi vào tận phía Nam đánh Chiêm Thành. Mỗi lần đánh trận, là mỗi lần ông ghi thêm những chiến công chói lọi. Trong cuộc sống ông luôn luôn tỏ ra là một con người trẻ trung, có một tấm lòng bao dung, nhân hậu đối với anh em, bạn bè và cả đối phương, ông cũng luôn chú ý đến luật pháp để giữ vững kỷ cương nề nếp.
Ông cho khởi công xây dựng chùa Một Cột vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049.
Tháng 9, ngày Mậu Dần, sức khoẻ của Lý Thái Tông không được tốt. Sang mùa đông, vào tháng 10, ngày mồng một (tức 3 tháng 11 năm 1054), ông băng hà tại điện Trường Xuân, sau 27 năm trị quốc
Một số video về Lý Thái Tông
Tài liệu tham khảo:
Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.
vi.wikipedia.org
vi.wikipedia.org
kienthuc.net.vn
www.lichsuvietnam.vn
vi.wikipedia.org
Nhân vật cùng thời kỳ với Lý Thái Tông:
Lê Đại Hành (941 - 1005)
- 2 thg 12, 2
- 195
Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen.
Lê Long Đĩnh (986 - 1009)
- 2 thg 12, 2
- 87
Lê Long Đĩnh còn có tên là Chí Trung, sinh vào tháng 10, ngày Bính Ngọ, năm Bính Tuất (tức 15 tháng 11 năm 986), là con trai thứ 5 của Lê Đại Hành. Ông là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, Ông trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009. Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Trong chính sử, ông được mô tả là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.
Lê Trung Tông (983 - 1005)
- 2 thg 12, 2
- 150
Lê Trung Tông tên húy là Lê Long Việt, sinh năm Quý Mùi 983 tại Hoa Lư, Ninh Bình. Ông là vị vua thứ hai của nhà Tiền Lê, tại vị được ba ngày. Ông là con thứ ba của Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn, mẹ là Chi hậu Diệu Nữ
Lý Thái Tổ (974 - 1028)
- 2 thg 12, 2
- 154
Lý Thái Tổ, tên húy là Lý Công Uẩn, là vị Hoàng Đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho Lý Khánh Văn, sư chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến bảy tuổi, ông được cha nuôi là Lý Khánh Văn gửi cho một người bạn - thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh.
Đào Cam Mộc (? - 1015)
- 2 thg 12, 2
- 177
Đào Cam Mộc là đại thần nhà Tiền Lê, ông là người có công đầu đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Ông Xuất thân trong một gia đình võ quan ở thôn Tràng Lang, nay là xã Định Tiến, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Ông là một danh nhân, sống vào thời kỳ cuối nhà Tiền Lê, đầu thời Lý. Vốn thông minh khỏe mạnh, một lần vua Lê Đại Hành tuần du qua đoạn Sông Mã, thuyền không may bị mắc cạn, Đào Cam Mộc đã dùng sức mạnh và trí thông minh của mình đưa đoàn thuyền nhà vua vượt qua. Từ đó ông được nhà vua mời vào kinh đô làm quan, dưới thời Lê Ngọa Triều (1006-1009) được phong chức Chi Hậu.
Vạn Hạnh (938 - 1018)
- 2 thg 12, 2
- 219
Vạn Hạnh là một vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở châu Cổ Pháp (nay thuộcTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nhân dân thường gọi ông là Sư Vạn Hạnh.
Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)
- 2 thg 12, 2
- 399
Lý Thường Kiệt là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông vốn họ Ngô tên là Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Sau này ông được vua ban quốc tính, nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông đã trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.
Lý Thái Tông (1000 - 1054)
- 2 thg 12, 2
- 155
Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông là là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).
Lý Thánh Tông (1023 - 1072)
- 2 thg 12, 2
- 205
Lý Thánh Tông là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.
Ỷ Lan (1044 - 1117)
- 2 thg 12, 2
- 211
Ỷ Lan là một Hoàng phi, Hoàng thái hậu nhà Lý, vợ thứ của vua Lý Thánh Tông, mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà xuất thân từ một gia đình nông dân, bà sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), quê làng Thổ Lỗi, lộ Bắc Giang (sau đổi là huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh)
Lý Đạo Thành (1053 - 1081)
- 2 thg 9, 2014
- 150
Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước dù cho con đường công danh không ít lần lên xuống.
Nùng Tông Đản (1046 - ?)
- 2 thg 9, 2014
- 117
thường gọi tắt là Tông Đản hay Tôn Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
Dương Vân Nga (952 - 1000)
- 29 thg 9, 2014
- 99
Là hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này.
Bài viết phổ biến
Đăng Ký OKVIP Trong 04 Bước Thần Tốc Năm 2024
3 thg 11, 2024
Khám phá về slot Nổ hũ giải trí hàng đầu
25 thg 10, 2024
Mơ thấy trẻ con rơi xuống nước đánh con gì thì trúng lớn?
21 thg 10, 2024
Top 5 Nhà Cái Xóc Đĩa Trực Tuyến Tuyệt Vời Nhất Cho Bet Thủ
24 thg 9, 2024
Cá cược tại M88 - Chơi hay nhận khuyến mãi “phỏng” tay
5 thg 9, 2024
Chiến Thuật Đá Gà Hello88 Dễ Hiểu, Dễ Dàng Chiến Thắng
27 thg 8, 2024
Review chi tiết game Bắn Cá Vũ Trụ tại cổng game MANCLUB
26 thg 8, 2024
J88 - Sân Chơi Trực Tuyến Đẳng Cấp Cho Mọi Game Thủ
25 thg 8, 2024
Mua Bằng Trung Cấp Nghề Điện Phôi Thật Kèm Bảng Điểm
21 thg 8, 2024
Chủ đề
Liên kết chia sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống