Tiểu sử của Lý Quốc Sư (1065 - 1141)

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của Lý Quốc Sư là ông Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ ông là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn nay làng Phả Lại, xã Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Chí Thành làm ngư dân đánh bắt cá, sinh sống trên sông Hoàng Long.

Lý Quốc Sư (1065 - 1141):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lý Quốc Sư:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1065 ... ... Lý Quốc Sư được sinh ra
1141 76 tuổi ... Lý Quốc Sư mất

Thân thế và sự nghiệp của Lý Quốc Sư:

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của Lý Quốc Sư là ông Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ ông là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn nay làng Phả Lại, xã Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Chí Thành làm ngư dân đánh bắt cá, sinh sống trên sông Hoàng Long.


Nguyễn Chí Thành lớn lên sang Tây Trúc học đạo và kết nghĩa anh em với Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Giác Hải là hai vị chân sư có uy tín đương thời. Khi tu hành đắc đạo, Nguyễn Chí Thành trở về quê nhà dựng chùa Viên Quang, sau đó lại lập nhiều chùa ở vùng châu thổ sông Hồng... để tu hành, lấy vị hiệu là Minh Không.

Nguyễn Minh Không là một nhà sư tài danh lẫy lừng. Ông đã được coi là thần y khi chữa bệnh "hóa hổ" cho vua Lý Thần Tông và được ban quốc tính họ Lý, phong làm Quốc sư, được nhà vua cấp cho nhà ở, được miễn thuế má. Ông cũng là người sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn minh Việt cổ và trở thành tổ sư nghề đúc đồng.

Là một thiền sư giỏi về Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý, là ông tổ của nghề đúc đồng... Nguyễn Minh Không được tôn là đức Thánh Nguyễn.

Ông mất năm 1141, đền thờ ông được lập ở nhiều nơi như đền thờ đức Thánh Nguyễn ở Ninh Bình, chùa Cổ Lễ ở Nam Định...

Một số video về Lý Quốc Sư

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Lý Quốc Sư:

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)

  • 2 thg 12, 2
  • 399

Lý Thường Kiệt là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông vốn họ Ngô tên là Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Sau này ông được vua ban quốc tính, nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông đã trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.

Lý Thánh Tông (1023 - 1072)

  • 2 thg 12, 2
  • 205

Lý Thánh Tông là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.

Lý Nhân Tông (1066 - 1127)

  • 2 thg 12, 2
  • 142

Lý Nhân Tông là vị vua thứ tư của triều Lý. Tên thật của ông là Lý Càn Đức. Ông nổi tiếng là một minh quân trong lịch sử Việt Nam, là người đặt nền móng xây nền giáo dục đại học Việt Nam.Ông sinh năm 1066, là con của Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan.

Lý Thần Tông (1116 - 1138)

  • 2 thg 12, 2
  • 123

Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, là vị vua thứ năm của nhà Lý, trị vì từ năm 1127 đến năm 1138. Lý Thần Tông là con trai của Sùng Hiền hầu - em trai của vua Lý Nhân Tông, tức là cháu gọi Nhân Tông bằng bác.

Lý Anh Tông (1136 - 1175)

  • 2 thg 12, 2
  • 209

Lý Anh Tông là vị vua thứ sáu của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1138 tới năm 1175. Ông tên thật là Lý Thiên Tộ, sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136), tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam), là con trai thứ hai của vua Lý Thần Tông, mẹ là Linh Chiếu Thái hậu. Anh ông là Lý Thiên Lộc là con hầu thiếp nên không được lập làm người kế vị.

Ỷ Lan (1044 - 1117)

  • 2 thg 12, 2
  • 211

Ỷ Lan là một Hoàng phi, Hoàng thái hậu nhà Lý, vợ thứ của vua Lý Thánh Tông, mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà xuất thân từ một gia đình nông dân, bà sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), quê làng Thổ Lỗi, lộ Bắc Giang (sau đổi là huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh)

Lý Quốc Sư (1065 - 1141)

  • 2 thg 12, 2
  • 131

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của Lý Quốc Sư là ông Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ ông là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn nay làng Phả Lại, xã Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Chí Thành làm ngư dân đánh bắt cá, sinh sống trên sông Hoàng Long.

Tô Hiến Thành (1102 - 1179)

  • 2 thg 12, 2
  • 316

Tô Hiến Thành, hiệu là Phi Diên sinh ngày 22 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1102), người làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên (thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ) làm quan tới chức Thái úy đời vua Lý Anh Tông. Ông là bậc trung thần, là người đã giúp vua Lý Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho đất nước được yên, luyện tập binh lính, kén chọn nhân tài giúp nước.

Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116)

  • 2 thg 12, 2
  • 171

Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh năm 1072, vốn tên là Lộ, tự là Đạo Hạnh, sống vào thời vua Lý Nhân Tông, tu ở chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây ngày nay. Ông là con của quan đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan, thuở nhỏ xuất gia theo học Phật nhưng về sau thì hoàn tục và làm quan tới chức Tăng Đô Sát trong triều đình nhà Lý.

Lý Đạo Thành (1053 - 1081)

  • 2 thg 9, 2014
  • 150

Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước dù cho con đường công danh không ít lần lên xuống.

Hoằng Chân (? - 1077)

  • 15 thg 2, 2015
  • 64

Hoằng Chân là vị tướng tài đời nhà Lý, có công giúp cho Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống. Dù hy sinh trong chiến trận, ông vẫn được ngàn đời nhớ đến.

Nguyễn Minh Không (1065 - 1141)

  • 15 thg 2, 2015
  • 93

Là một thiền sư giỏi về phật pháp giỏi cả pháp thuật có công chữa bệnh cho vua Lý là ông tổ của nghề đúc đồng, ông được tôn là Đức Thánh Nguyễn bênh cạnh danh hiệu Quốc Sư thời Lý.

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14