Tiểu sử của Bát Nàn Công Chúa (17 - 43)

Bát Nàn Công Chúa (Còn có các tên gọi khác là Bát Nạn, Vũ Thị Thục, Vũ Thị Thục Nương) (Đinh Sửu 17 – Quí Mão 43)-Nữ tướng giỏi của Hai Bà Trưng

Bát Nàn Công Chúa (17 - 43):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Bát Nàn Công Chúa:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
17 ... ... Bát Nàn Công Chúa được sinh ra
43 26 tuổi ... Bát Nàn Công Chúa mất

Thân thế và sự nghiệp của Bát Nàn Công Chúa:

Bát Nàn Công Chúa (Còn có các tên gọi khác là Bát Nạn, Vũ Thị Thục, Vũ Thị Thục Nương) (Đinh Sửu 17 – Quí Mão 43)-Nữ tướng giỏi của Hai Bà Trưng


Bát Nạn công chúa là vị anh hùng như thời Trưng Vương, Bà Vốn là con của Võ Công Chất và Hoàng Thị Mầu. Thân phụ bà là hào trưởng ở Phượng Lâu khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, tục gọi là Thục nương. Bà có chồng là Phạm Danh Hương (có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang, huyện Lập Thạch). Vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.

Bấy giờ có tên hào mục là Trần căm tức vì không cưới được Thục nương có ý “làm phản”, nên bắt giết đi.

Năm Kỉ Hợi 39, chồng bà bị giết ở Duyên Hà. Quân Tô Định vây dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm dao sông đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa.

Năm Canh tí 40, tháng 3, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân dân toàn quận phát động cuộc khởi nghĩa. Bà theo giúp cùng với nữ tướng Lê Chân. Sau mấy ngày hội quân, Hai Bà giao cho Bát Nàn lĩnh đạo quân tiên phong tiến đánh Luy Lâu. quả danh bất hư truyền, mỗi khi song kiếm của Bát Nàn tướng quân múa tới đâu là đầu giặc rơi tới đó, quân Hán về sau chỉ vừa trông thấy đã phải bỏ chạy .

Thành Luy Lâu và các thành khác bị hạ, Hai Bà Trưng xưng vương, phong thêm Bát Nàn tướng quân là Trinh Thục công chúa, cho hưởng thực ấp và quản lĩnh cả hai nơi là Tiên La (Thái Bình) và Phượng Lâu (Vĩnh Phú).

Khi Mã Viện kéo quân sang xâm lược, sau trận Lãng Bạc, Hai Bà Trưng rút về Cẩm Khê, Bát Nàn tướng quân cũng rút về Tiên La. Tại đây khi thấy tình thế đang lúc khó khăn, bà cho giải tán lực lượng, ai về nhà ấy làm ăn sinh sống, để chờ thời cơ, còn bà, tự mình cũng về tu trong chùa cũ.

Tuy vậy, bà và các thủ lĩnh vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ nhau để bàn bạc đại sự.

Quân giặc vẫn ngày đêm cho lính đi dò la tin tức của bà. Một đêm trăng sáng khi bà đang cùng mọi người họp mặt thì quân giặc bỗng ở đâu ập tới. Chúng kéo mỗi lúc một đông. Bát Nàn tướng quân múa song kiếm tử chiến với giặc. Bà tả xung hữu đột, phá vòng vây rồi chạy tới một gốc cây tùng. Tại đây do vết thương quá nặng nên bà đã gục xuống và hóa. Đó là lúc rạng sáng ngày 18 tháng 3 âm lịch.

Sau này, mọi người Tiên La đã lập đền thờ bà ngay tại gốc cây tùng đó và lấy ngày bà tử nạn làm ngày lễ.

Các làng Phượng Lâu, Đức Bát ở Vĩnh Phú cũng lập đền thờ bà. Các triều đại trước kia đều có sắc thượng phong cho bà.

Các triều đại sau đều có truy phong bà làm thần:

+ Đời Lê Thánh tông, sắc phong: Ý đức đoan trang Trinh thục công chúa.

+ Đời Minh Mạng nhà Nguyễn sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù chi thần.

+ Đời Khải Định sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù thượng đẳng thần.

Vì khi cầm binh đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, bà thường cai quản những 18 cửa ngàn, nên tục gọi bà là Thượng ngàn. Và ngôi chùa mà bà ở tu, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên tục cũng gọi bà là sư nữ Nam Liên.

Một số video về Bát Nàn Công Chúa

Tài liệu tham khảo:

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 24

www.maiyeuem.net

www.lichsuvietnam.vn

vietnamhs.wordpress.com

Nhân vật cùng thời kỳ với Bát Nàn Công Chúa:

Hai Bà Trưng (? - 43)

  • 2 thg 12, 2
  • 477

Hai Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị ở huyện Mê Linh (vùng đất từ ba Vì đến Tam Đảo, nay thuộc Hà Nội, Vĩnh Phúc) là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng Đan Phượng và Từ Liêm - Hà Nội).

Thi Sách (? - 39)

  • 2 thg 12, 2
  • 104

Thi Sách tự là Huyền; là con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên, và là người cổ súy nhân dân nổi lên chống lại chế độ cai trị của nhà Đông Hán (Trung Quốc) trong lịch sử Việt Nam. Năm 20 tuổi, ông cưới Trưng Trắc (con gái lạc tướng huyện Mê Linh), làm vợ.

Bát Nàn Công Chúa (17 - 43)

  • 17 thg 10, 2014
  • 215

Bát Nàn Công Chúa (Còn có các tên gọi khác là Bát Nạn, Vũ Thị Thục, Vũ Thị Thục Nương) (Đinh Sửu 17 – Quí Mão 43)-Nữ tướng giỏi của Hai Bà Trưng

Chủ đề

Liên kết chia sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9