Nhân vật lịch sử

Những nhân vật lịch sử của Việt Nam

Phạm Văn Ngôn (? - 1910)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Ông là người làng Việt Yên Hạ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ tú tài Hán học nên thường gọi là Tú Nghệ

Phan Khôi (1887 - 1959)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hóa từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn. Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với các học giả từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã buộc phải dừng sáng tác. Ông qua đời vào năm 1959.

Phan Ngọc Sến (1919 - 1993)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Ông là nhà cách mạng Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Minh Hải. Ông còn có tên là Mười Kỷ, sinh ngày 12 – 12 – 1919 tại làng Thới Bình, huyện Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu.

Phan Thúc Duyện (1873 - 1944)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Quý Dậu (tức 8 tháng 3 năm 1873), tại làng Phong Thử, tổng Đa Hòa, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam. Nguyên gốc thủy tổ là người Hoan Châu, giữa thế kỷ XVI vào Quảng Nam để khai hoang lập nghiệp, trải qua hơn 300 năm thì đến đời của ông. Nguyên tên ông là Phan Văn Thiện, sau đổi ra Phan Thúc Duyện, hiệu Mi Sanh. Các đồng chí của ông thường gọi Phan Diện, nhân dân thì gọi cử Diện hoặc cử Phong Thử. Trong danh sách thi đỗ cử nhân ghi Phan Thúc Diễn. Sách Quốc triều Hương Khoa lục của Cao Xuân Dục chép tên ông phiên âm ra thành Phan Sung và quê ông là Phong Thiệm. Theo nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc thì đây là sự nhầm lẫn bởi Diện hay Diễn là do phát âm sai chữ Duyện, cũng như chữ Duyện và chữ Sung cũng như chữ Thử và chữ Thiệm có tự dạng gần giống nhau nên dễ lầm.

Phan Huy Lê (1934 - 2018)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Phan Huy Lê (23 tháng 2 năm 1934 – 23 tháng 6 năm 2018) là Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân và một trong những chuyên gia về lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam từ Khóa II đến khóa VI (1990 – 2015), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học năm 2016. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).

Đinh Xuân Lâm (1925 - 2017)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Đinh Xuân Lâm (4 tháng 2 năm 1925 – 25 tháng 1 năm 2017) là một trong những người góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khóa IV, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).

Trần Quốc Vượng (1953 - ?)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Trần Quốc Vượng (sinh ngày 05 tháng 2 năm 1953) là nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nguyên Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông có sự nghiệp hoạt động trong nhiều đơn vị, cơ quan của Đảng và Nhà nước, từng là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chánh Văn phòng thường trực; Bí thư Ban Cán sự Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng thường trực. Trần Quốc Vượng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Thạc sĩ Luật, Cao cấp lý luận chính trị. Ông bắt đầu đảm nhiệm vị tri cấp cao từ năm 2006, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, XII, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (2007 – 2011) tỉnh Lai Châu, khóa XIII (2011 – 2016) tỉnh Tiền Giang và khóa XIV (2016 – 2021), tỉnh Yên Bái.

Trần Quốc Vượng (1934 - 2005)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Trần Quốc Vượng (12 tháng 12 năm 1934 – 8 tháng 8 năm 2005) là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam.

Hà Văn Tấn (1937 - 2019)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn (16 tháng 8 năm 1937 – 27 tháng 11 năm 2019) là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam. Ông là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam (Lâm, Lê, Tấn, Vượng).

Tạ Chí Đại Trường (1938 - 2016)

  • 5 thg 12, 2022
  • 0

Tạ Chí Đại Trường (21 tháng 6 năm 1938 tại Nha Trang – 24 tháng 3 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh), là một nhà sử học và là nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam người Mỹ gốc Việt. Bắt đầu nghiên cứu sử học, văn hóa từ đầu thập niên 1960 tại Việt Nam, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời tác phẩm đáng chú ý của ông, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802, vào năm 1964. Tác phẩm này đã đặt lại vấn đề về vai trò của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, nhiều tác phẩm sau này của ông cũng có được cách lập luận và quan điểm độc đáo như vậy. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ năm 1994, ông bắt đầu cho in nhiều tác phẩm nghiên cứu lịch sử, văn hóa có giá trị, cho tới thập niên 2000 thì các tác phẩm này mới dần được in và phát hành tại Việt Nam như Thần, Người và Đất Việt, Những bài dã sử Việt.